Là một trong những chứng bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì thế, việc xây dựng chế độ ăn cho người mỡ máu là một trong những vấn đề quan trọng và không nên xem nhẹ bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh.
Trước khi tìm hiểu và xây dựng chế độ ăn cho người mỡ máu, chúng ta cũng cần phải tìm hiểu đôi chút về tình trạng mỡ máu cao và thế nào là rối loạn mỡ máu để có thể chăm sóc và thực hiện chế độ ăn uống hợp lý. Thực tế, tình trạng mỡ máu cao hay còn được biết đến với tên gọi khác là rối loạn mỡ máu là sự bất thường về nồng độ, tính chất của các thành phần lipid máu: sự tăng cholesterol hay tăng triglycerid, tăng lượng LDL-C (Cholesterol xấu) và giảm HDL-C (Cholesterol tốt),...
Cholesterol lâu ngày sẽ dẫn đến việc vôi hóa, gây xơ vữa động mạch và gây tắc mạch. Nguy hiểm hơn, người gặp phải tình trạng này còn có thể bị vấn đề về nhồi máu cơ tim, bị tai biến mạch máu não,...Triglyceride cũng có liên quan bệnh viêm tụy. Ngoài ra, việc rối loạn lipid máu còn hay đi kèm với những bệnh lý mãn tính khác, trong đó phải kể đến là huyết áp, tiểu đường, bệnh béo phì, gout... Bệnh nặng còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.
Để điều trị mỡ máu cao bên cạnh phối hợp theo dõi dùng thuốc còn cần phải kết với lối sống lành mạnh, bao gồm việc vận động thể chất, chế độ >dinh dưỡng…
Rất nhiều người khi mắc phải tình trạng mỡ máu cao thường đặt câu hỏi liệu >người mỡ máu nên ăn gì? Và những >món ăn cho người mỡ máu như thế nào là tốt? Trên thực tế, để xây dựng chế độ ăn cho người mỡ máu, bạn cần phải lưu ý những vấn đề sau:
Tình trạng rối loạn mỡ máu thường xảy ra do hàm lượng cholesterol có trong máu cao, Vì thế, bạn cần chú ý giảm thiểu lượng thực phẩm giàu cholesterol trong bữa ăn, trong đó điển hình như nội tạng động vật, dầu mỡ…. Chú ý không nên ăn quá 2 quả trứng/ngày bởi trong lòng đỏ trứng rất giàu hàm lượng cholesterol. Đây cũng là giải đáp cho thắc mắc với đa số người bệnh rằng liệu người bị mỡ máu có nên ăn trứng không?
Thịt đỏ là một trong những loại thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol cao. Do đó, nên hạn chế thịt đỏ trong khẩu phần ăn của những người đang mắc phải bệnh mỡ máu cao. Ngoài ra, cũng nên tránh những loại thịt mỡ, gân hay da động vật... Những người bệnh mỡ máu có thể thay thế thịt đỏ bằng những loại thịt khác như: cá, gà....
Có thể nói, chất xơ đóng một vai trò quan trọng trong điều hòa tình trạng rối loạn mỡ máu. Việc hấp thụ nhiều chất xơ có tác dụng loại bỏ đi một phần chất béo, cholesterol nạp vào cơ thể. Khi gặp rối loạn mỡ máu, bệnh nhân nên bổ sung thật nhiều chất xơ có chứa nhiều trong rau, củ, hoa quả các loại..... Ngoài bổ sung chất xơ còn giúp tăng cường lượng vitamin cần thiết cho cơ thể – nhân tố quan trọng góp phần giảm thiểu cholesterol.
Tùy vào chỉ số cơ thể (BMI) và hàm lượng chất béo của cơ thể mà chỉ nên chiếm khoảng 15-20% tổng năng lượng được nạp vào. Theo đó: 1/3 chất béo no , 1/3 axit béo chưa no một nối đôi, cuối cùng là axit béo chưa no có nhiều nối đôi.
Các chất béo no bên cạnh làm tăng lượng cholesterol còn làm tăng khả năng mắc những bệnh về tim mạch. Vì thế, cần hạn chế dùng thực phẩm chứa nhiều chất béo no như: mỡ, nước luộc thịt, bơ trong chế độ ăn cho người mỡ máu.
Một vài nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, axit béo chưa no có chứa nhiều nối đôi: Omega 3, Omega 6 không chỉ có tác dụng giảm cholesterol mà còn ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, giúp cân bằng huyết áp. Do vậy, để cải thiện rối loạn mỡ máu, người bệnh chú ý ăn cá khoảng 2-3 lần/ tuần. Ngoài ra nên dùng dầu olive, dầu nành thay vì mỡ. Ngoài ra, để tăng cường hàm lượng axit béo không no nhiều nối đôi, người bị mỡ máu cao có thể dùng các loại thực phẩm khác như hạt bí ngô, hạt dẻ, dầu lạc..
Với người bị mỡ máu cao, nên hạn chế việc ăn tối muộn bởi đây là thời điểm mà năng lượng tiêu hao được xem là ít nhất trong ngày. Việc dùng bữa tối muộn có thể làm cho hàm lượng cholesterol nạp vào cơ thể không tiêu hóa kịp và đọng lại thành động mạch. Tình trạng này kéo dài và lặp lại thường xuyên có thể gây ra việc xơ vữa động mạch. Vì thế, trong chế độ ăn cho người mỡ máu cần sắp xếp thời gian ăn tối sớm kết hợp tập luyện thể thao thường xuyên để lượng chất béo nạp vào cơ thể tiêu hao.
Với người gặp tình trạng mỡ máu cao, bạn nên chú ý bổ sung nhiều những thực phẩm tốt cho >sức khỏe, nhiều chất xơ và ít cholesterol như:
Giá đỗ là thực phẩm có chứa hàm lượng chất xơ, vitamin cao, giúp thải cholesterol xấu ra ngoài cơ thể. Vì thế, nên bổ sung giá đỗ luộc vào trong khẩu phần ăn mỗi ngày để giúp điều chỉnh mỡ máu trong cơ thể.
Ngũ cốc có thể nói là thực phẩm tuyệt vời cho những người đang mắc bệnh mỡ máu cao. Trong ngũ cốc không chỉ giàu hàm lượng chất xơ mà còn giúp giảm hàm lượng cholesterol bên trong cơ thể, tạo cho người bệnh cảm giác no lâu, từ đó điều chỉnh trọng lượng cơ thể phù hợp.
Như đã đề cập, cá và dầu thực vật là loại thực phẩm chứa nhiều axit béo không no, giúp làm giảm hàm lượng cholesterol, ngăn ngừa những bệnh lý về tim mạch. Do vậy, cần duy trì bổ sung cá vào trong bữa ăn khoảng 3 lần/tuần cùng việc dùng các ở dạng chiên hay rán.
Rau xanh, trái cây hầu hết đều có chứa hàm lượng chất xơ cao, có tác dụng đào thải cholesterol xấu. Táo là loại quả tốt nhất trong việc loại bỏ cholesterol dư thừa trong cơ thể, cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu. Bên cạnh đó, các loại nấm, đặc biệt là nấm hương, hành tây cũng là những thực phẩm tốt trong điều trị mỡ máu, cần bổ sung vào trong chế độ ăn cho người mỡ máu bởi chúng giúp làm triệt tiêu cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt cho sức khỏe.
Bên cạnh rau xanh và các loại hoa quả, người bị mỡ máu cao cũng cần nạp protein để cung cấp năng lượng đầy đủ, duy trì hoạt động của cơ thể. Nên ăn những loại thịt trắng như gà, ngan – những thực phẩm có chứa cholesterol thấp thay các loại thịt đỏ. Người bị rối loạn mỡ máu cũng không nên ăn da động vật.
Là thực phẩm có chứa chất béo, vậy người bị mỡ máu có nên ăn lạc? Thực tế, lạc có chứa hàm lượng lớn chất protein thực vật. Chất béo có trong lạc thuộc về axit béo không no, sterol, giàu vitamin E. Những chất này có tác dụng làm giảm lượng cholesterol chứa trong máu, làm tiểu cầu trong máu ít lắng đọng lại trên thành mạch, tăng độ đàn hồi các mao mạch và cải thiện hoạt động của chức năng đông máu. Một nghiên cứu của Đại học bang Pennsylvania đã chứng minh việc ăn lạc không cho muối, dầu giúp giảm nguy cơ bị suy tim, đột quỵ, và cả nhồi máu cơ tim.
Người bị mỡ máu có nên ăn sữa chua? Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc sữa chua có tác động đến nồng độ cholesterol trong cơ thể. Một nghiên cứu vào năm 2013 đã tìm thấy mối liên hệ giữa người dùng sữa chua và nồng độ cholesterol đến huyết áp của họ. Kết quả đã cho thấy, sự trao đổi chất trong cơ thể người thường xuyên ăn sữa chua tốt hơn so với những người không ăn. Những người dùng sữa chua sẽ có chỉ số BMI tốt hơn, eo nhỏ hơn, hàm lượng triglycerid thấp, cholesterol tốt HDL cao.
Trên đây là một vài lưu ý trong việc xây dựng chế độ ăn cho người mỡ máu mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, người bệnh bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý còn cần phải kết hợp >luyện tập thể dục đều đặn để có thể loại bỏ cholesterol xấu ra ngoài cơ thể.