Tác dụng của Lươn bạn biết hết chưa! Đông Y cổ truyền gọi Lươn là “Sâm đậng vật”, một món ăn dân dã với nguồn dinh dưỡng dồi dào, còn có khả năng chữa bệnh hiệu quả
So với các loại như hến, tôm đồng, cua đồng, thịt Lươn là loại thực phẩm có giá trị >dinh dưỡng cao nhất. Vì thế, thịt Lươn luôn được chọn lựa là thức ăn bồi bổ cho người bệnh, người già và trẻ nhỏ. Lươn vàng còn gọi là Thiên Ngư, Trương ngư – một trong “bốn món tươi ngon dưới sông” (tứ đại hà tiên) cũng là thuốc bổ quý.
Ngoài ra, tác dụng của Lươn không đơn thuần chỉ là món ăn. Tuệ Tĩnh đã viết trong Nam dược thần hiệu: Lươn vị ngọt, tính rất ấm, không độc, bổ trung ích khí, chữa băng huyết, khử thấp, trừ phong ấm bụng. Không chỉ là món ăn ngon, bổ dưỡng, tất cả các bộ phận của con Lươn còn có tác dụng chữa bệnh.
Trong 100 gam thịt Lươn có: 18,7g chất đạm, 0,9g chất béo, 150 mg Phospho, 39 mg Canxi, 1,6 mg Sắt, vitamin A, D các vitamin B1, B2, B6 và PP hay trong 100g thịt Lươn gồm có 12,7g chất đạm, 25,6g chất béo tổng cộng (trong đó có 0,05g cholesterol) và 285 calo. Thịt Lươn còn chứa nhiều loại Vitamin và chất khoáng như vitamin A, B1, B6 hay chứa chất Sắt, Natri, Kali, Calci.
Khi mua Lươn ngoài chợ tuyệt đối không mua Lươn đã chết hoặc ươn về chế biến. Chế biến sạch sẽ, đủ độ chín, không ăn tái.
Ngoài thành phần dinh dưỡng dồi dào, Lươn còn có rất nhiều tác dụng riêng với bà bầu.
Ngăn ngừa nguy cơ thừa cân: Acid amin arginine trong Lươn có tác dụng giảm thiểu sự tích tụ chất béo trong cơ thể, giúp >mẹ bầu kiểm soát phần nào mức độ tăng cân khi mang thai.
Giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Ireland, không bổ sung đủ vitamin B12 trong thời gian mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể là nguyên nhân gây dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên bổ sung khoảng 2,6 mg vitamin B12 mỗi ngày để đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của bé cưng. Và Lươn là một trong số ít thực phẩm có lượng vitamin B12 dồi dào.
Xương chắc, dáng khỏe: Ngoài Calci, Lươn còn chứa một lượng phốt pho dồi dào, giúp bảo vệ xương và răng của mẹ bầu.
Nhưng giống như ốc, Lươn cũng là nơi cư trú của rất nhiều loại ký sinh trùng gây hại cho >sức khỏe. Để “giải quyết” triệt để mối nguy này, dù chế biến theo cách nào, bầu cũng nên đảm bảo Lươn đã được làm sạch và nấu chín kỹ, không nên chỉ xào nấu sơ qua. Quan trọng khi chọn mua luôn chọn nguồn thực phẩm tươi sạch.
Trẻ nhỏ cũng có thể hưởng rất nhiều tác dụng nếu như ta sử dụng Lươn để chế biến món ăn cho bé. Trong tất cả các món cháo thì cháo Lươn được đánh giá là có giá trị dinh dưỡng cao, không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn có thể chống lại nhiều căn bệnh mà các bé hay mắc phải khi giao mùa.
Chữa trẻ biếng ăn, ăn không tiêu.
Lươn là món ăn giúp trị mồ hôi trộm của trẻ.
Chữa tiêu chảy ở trẻ em.
Chữa trẻ em suy dinh dưỡng, bụng ỏng, đít beo, phân sống, gầy còm
Các mẹ có thể cho trẻ ăn cháo Lươn từ ngay tháng đầu khi bắt đầu cho bé tập ăn dặm, tức là từ tháng 6 nếu bé nào có dấu hiệu muốn ăn dặm sớm hơn có thể là tháng thứ 5. Một điều các mẹ cần lưu ý là xay thật mịn cháo vì lúc này bé vẫn chưa mọc răng, không xay mịn trẻ dễ bị đau dạ dày vì lượng axit để tiêu hóa thức ăn trong dạ dày trẻ là không nhiều. Sau đó có thể cho bé ăn thô hơn tùy ý các mẹ nhưng ít nhất hãy cho trẻ ăn cháo mịn trong 3 tháng đầu ăn dặm. Đến khi bé lớn hơn, có thể ăn đạ dạng hơn với nhiều cách chế biến khác nhau như: miến Lươn, chiên, xào…
Bệnh tim là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao nhất thế giới hiện nay. Trong thời buổi hiện đại hóa như hiện nay, thời đại mà cơ sở vật chất hiện đại, nền y học cũng hiện đại thì chứng bệnh tim đang là mối hiểm họa đối với tất cả mọi người. Theo sát quá trình điều trị của y học, quá trình điều trị bằng thảo dược, y học cổ truyền cũng thường được áp dụng.Trong nhiều bài thuốc Đông Y, Lươn vàng và rau má trị bệnh tim là một trong những bài thuốc được nhiều người biết đến.
Nguyên liệu:
1 con Lươn vàng khoảng 200 – 300gram
Rau má vườn ( lá nhỏ) 150gram
Nước dừa 3 trái
Cách làm:
Lươn vàng rửa sạch (lưu ý chỉ rửa một lần duy nhất, nên chú ý rửa thật sạch), sau đó mổ bụng, bỏ nội tạng. Dùng một cái nồi bằng gang trải đều khoảng 80 g rau má dưới đáy nồi, quấn tròn con Lươn đặt vào nồi. Tiếp tục cho 70 g rau má còn lại trải đều lên mình Lươn. Xong rồi cho nước dừa vào nồi (lưu ý dừa trái nhỏ thì dùng 3 trái, nếu trái lớn thì dùng 2 trái, dừa phải dùng dừa vừa cứng, không được dùng dừa non hay nước dừa khô). Để lửa nhỏ, nấu cho đến khi nước dừa trong nồi còn lại hơi lưng một chén là được.
Người bệnh ăn phần thịt Lươn và uống hết phần nước dừa, không cần thiết phải ăn rau má. Có thể chia ra ăn 2 lần trong vài giờ, chú ý khi ăn không được chấm nước mắm hay muối.
Cứ cách một đến 2 ngày thì ăn như vậy một lần, không nên để quá 3 ngày mới ăn (vì như vậy không đủ liều lượng). Chỉ cần ăn đủ 5 lần thì chứng bệnh tim sẽ có khởi sắc.
Chữa bệnh trĩ bằng thịt Lươn thực chất là một mẹo của dân gian có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nhẹ và cầm máu. Ta cần lưu ý:
- Để làm giảm mùi tanh của Lươn, hãy dùng 1 nồi đất để kho, nấu.
- Dùng cật tre vót mỏng để mổ Lươn, nhằm tránh sự tương khắc giữa máu Lươn và kim loại làm cho món ăn bị tanh.
Bài thuốc chữa trĩ, sa tử cung thể khí hư: 1 con Lươn vàng to, bỏ ruột, nấu với nước cùng 10g đẳng sâm cho nhừ để uống nước là chính. Nêm gia vị. Có thể thêm gừng.
Cho đến nay, vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào khẳng định hay phủ định về tác dụng chữa bệnh trĩ của Lươn. Vì vậy, để ngăn chặn những biến chứng của bệnh, tốt nhất bệnh nhân nên thăm khám chuyên khoa và kết hợp điều trị để mang lại hiệu quả tối ưu.
Tác dụng của Lươn là thần dược đại bổ khí huyết, tăng cường gân cốt, kiện tráng dương thận. Theo kinh nghiệm, những nam giới thường xuyên bị đau lưng nhức mỏi; thể lực kém, mệt mỏi sau khi quan hệ, chậm con;… thường xuyên ăn các món ăn chế biến từ Lươn sẽ cải thiện được.
Các món ăn từ Lươn mang lại vô vàn lợi ích cho các quý ông:
- Món Lươn nấu Hoàng Kỳ, Táo đỏ
- Món Lươn nấu gân Bò
- Món Lươn nấu Đậu Đen, Hà Thủ Ô
Ngoài việc thường xuyên ăn các >món ăn bài thuốc từ Lươn; nam giới nên kết hợp cùng chế độ sinh hoạt, tập luyện khoa học để có được một sức khỏe cường tráng.
Qua rất nhiều chi tiết ở trên, tác dụng của Lươn là không thể bàn cãi. Sử dụng thịt Lươn rất tốt cho sức khỏe, chỉ có những ai bị đầy bụng, khó tiêu, sốt rét, kiết lỵ không được ăn Lươn. Thịt lươn chỉ rất có hại cho sức khỏe khi các bạn chế biến không đúng cách và lựa mua lươn không đúng chất lượng:
- Lựa chọn nguyên liệu cẩn thận, tuyệt đối không lựa lươn ươn. Ở trong thịt lươn chứa protein có lợi cho cơ thể tuy nhiên lúc chết, nó lại tạo ra độc tố histamine có hại cho sức khỏe. Bình thường cơ thể người có thể chịu đựng một hàm lượng chất độc này. Nhưng nếu hàm lượng cao hoặc trong cơ thể người đang bị yếu, mới ốm dậy hoặc trẻ em có sức đề kháng kém sẽ có nguy cơ bị ngộ độc rất lớn.
- Lươn sinh sống trong các chỗ bùn bẩn lại tạp ăn cho nên có những sinh vật có hại kí sinh ở trong đó, cho nên bạn cần sơ chế sạch sẽ, chế biến chín để loại trừ những vi khuẩn hoặc các loại ký sinh rất có hại cho sức khỏe nhé.
Tuy nhiên ăn uống bất cứ món gì cũng cần điều độ và cân bằng các nhóm dinh dưỡng trong ngày phù hợp để cơ thể hấp thu tốt nhất.
Lươn và thịt chó: Cả 2 đều mang tính nóng, ăn cùng lúc không tốt cho cơ thể.
Lươn, cua và ba ba: Phụ nữ đang mang thai ăn vào sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi.
Không ăn lươn cùng thực phẩm có tính hàn
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, sau khi ăn lươn, chạch bạn không nên ăn các thực phẩm mang tính hàn như chuối tiêu, tôm cua biển, dưa hấu... vì kết hợp những thực phẩm này với nhau có thể khiến bạn bị ngộ độc.
Lươn kỵ cải Bó Xôi
Thuộc tính của Lươn là tính vị ngọt đại ôn, cơ thể bổ trung ích khí, trừ khí lạnh trong bụng; mà cải bó xôi tính ngọt lạnh không trơn, hạ khí nhuần táo. Tính vị hai thứ không như nhau, mà Lươn có nhiều mỡ, cải bó xôi lạnh trơn, ăn chung dễ gây tiêu chảy.
Lươn kỵ Nho
Lươn chứa rất nhiều Protein và Calci; trong Nho chứa nhiều axit Tannic, axit Tannic có thể kết hợp với Calci trong Lươn thành một chất khó tiêu hóa mới, làm giảm thấp giá trị dinh dưỡng của lươn.
Lươn kỵ trái Hồng
Giá trinh dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều loại axit amin cần thiết cho cơ thể người, cấu thành mùi vị ngon của Lươn, nhưng Lươn không thể ăn chung với Hồng, không tốt cho sức khỏe.
Bài viết giúp ta thêm một gợi ý về >món ăn bổ dưỡng cho các thành viên trong gia đình, kể cả người già lẫn trẻ nhỏ. Chúc các bạn có nhiều sự lựa chọn phù hợp để bữa cơm gia đình thêm ấm cúng!