Các bạn có thắc mắc hạt Đác có tác dụng gì? Mà từ một món ăn dân dã, đặc sản vùng miền, mấy năm gần đây trở nên phổ biến và yêu thích đến vậy?
Từ một đặc sản Khánh Hòa nhưng vài năm gần đây cứ rộ dịp hè là hạt Đác được săn lùng và đa dạng chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn được ưa chuộng từ bếp ăn gia đình, giới văn phòng đến những món ăn vặt mới lạ chiều lòng các bạn trẻ.
Vậy hạt Đác có tác dụng gì? Mà được mọi người truyền tai nhau là món ăn vặt mới lạ với nhiều tác dụng bất ngờ cho >sức khỏe. Bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và học cách chế biến để ai cũng có thể làm được và ai cũng sẽ được thưởng thức món ăn vặt mang nhiều lợi ích này.
Cây Đác có tên khoa học trong tiếng Anh là Arenga pinnata. Cây Đác là một giống cây lâu năm thuộc họ Cau. Nó được mọc nhiều tại các khu vực nhiệt đới ở châu Á. Như Malaysia, Indonesia, và Philippines. Ở Việt Nam, cây báng mọc nhiều ở chân núi ẩm (Cao Bằng, Lạng Sơn). Hoặc ở chân núi đá vôi, trong rừng thứ sinh. Cây Đác cũng được tìm thấy ở sâu trong những cánh rừng rộng lớn ở Nha Trang, Khánh Hòa. Cây Đác (còn gọi là cây báng, Cây rượu trời Cây Tà vạt, Cây dừa núi).
Thường thì cây Đác sẽ phát triển tốt nhất vào tháng 3, tháng 6 và đẹp nhất là tháng 7. Hạt Đác vào mùa này sẽ dai trắng như thạch dừa, có chút dẻo dễ ăn.
Cây Đác thường mọc thành chùm hay buồng lớn. Bông của cây Đác phân nhiều nhánh, khá cong. Hoa đực của cây Đác có từ 70 đến 80 nhị hoa. Hoa cái thì có 3 lá đài nằm phía bên trên quả. Cuống hoa Đác chứa rất nhiều nước, vị ngọt. Người dân thường dùng để nấu đường hoặc sản xuất rượu bằng quá trình lên men.
Lõi của thân cây Đác chứa rất nhiều tinh bột, và có thể ăn được. Thân cây Đác thường được làm máng nước, bệ chứ nước. Ruột cây Đác đặc ruột, được cấu tạo nhiều sợi. Nó trải dọc xuyên suốt chiều dài của thân, có màu trắng và mềm.
Để thu hoạch được hạt Đác, con người phải vào trong rừng, chặt cả cây, canh rắn rết quanh gốc rồi mới mang được những buồng hạt Đác đem về, chất thành đống, đốt cháy vỏ ngoài rồi mới ép lấy hạt để loại bỏ nhựa quả Đác gây ngứa.
Hạt Đác sau khi được lấy ra sẽ có màu trắng đục, da trơn láng, ăn giòn sần sật, béo và bùi, có bề ngoài khá giống với hạt Thốt Nốt. Cây Đác được mọc tự nhiên trong các khu rừng nên không hề có thuốc trừ sâu. Nó không chứa chất bảo quản. Hạt từ cây Đác ít calo và chất béo bão hòa. Đây là một loại hạt lành tính, ít chất béo và calo nhưng lại giàu khoáng chất, vitamin,… có tác dụng rất tốt trong >làm đẹp, hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa loãng xương, tốt cho tim mạch,…
- Mùi thơm từ hạt: Không có mùi trong khi hạt thốt nốt có mùi thơm khá đặc trưng, đậm đà.
- Hình dạng: Hạt Thốt Nốt to hơn hạt Đác và có màu trắng trong. Còn hạt Đác nhẹ hơn và có màu trắng đục mịn.
- Hương vị khi ăn: Khi ăn Thốt Nốt, ta có cảm giác khá giống như ăn dừa nước. Thốt nốt mềm và dẻo hơn hạt Đác. Khi cắn vào giữa hơi rỗng ruột và có chứa nước. Ruột thốt nốt có màu trắng nõn, hơi ngọt. Hạt từ cây Đác có phần cùi hình bầu dục, dẻo cứng và đặc ruột, khi ăn vừa giòn vừa dai vô cùng hấp dẫn.
Là loại hạt giàu >dinh dưỡng, vậy hạt Đác có tác dụng gì?
Thành phần dinh dưỡng có trong hạt: Acid Lauric, Chloride, và Sắt, Kali, Magiê, Canxi, Natri, và Phospho. Nghiên cứu chỉ ra rằng, lượng kali chứa trong hạt này gấp 2 lần lượng Kali có trong chuối. Do vậy nên rất tốt cho những người chơi thể thao, vận động. Theo các nhà nghiên cứu, những bệnh nhân có huyết áp cao thường có mức độ Kali thấp. Vì vậy, ăn hạt Đác thường xuyên có thể khá hiệu quả trong việc điều hòa huyết áp do nồng độ cao Kali và Axit Lauric.
Hạt Đác cũng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa: đẩy mạnh hấp thu dưỡng chất bao gồm Vitamin, khoáng chất, Amino Acid, hạt Đác còn chứa lượng lớn nước và chất xơ… Đối với những vận động viên rèn luyện thể lực, hạt Đác là một kho cung cấp nguồn năng lượng nhanh, giúp vận động viên hồi phục và tái tạo những mô bị tổn thương.
Hỗ trợ xương khớp: Hạt Đác giúp bổ sung chất xơ và Carbohydrates. Carbohydrate chứa trong hạt Đác là Galaktomannan. Galaktomannan thường được sử dụng như một thành phần trong sản xuất các loại thuốc trị viêm khớp có chức năng làm giảm đau do viêm khớp. Để sử dụng hạt Đác trong điều trị đau viêm khớp, nên nấu ăn bằng cách đun sôi hoa quả mà không cần dùng đường hoặc chất màu, thêm chút đường và lá dứa hoặc gừng.
Ngăn ngừa loãng xương và cải thiện bệnh lý cho người mắc tiểu đường. Hạt Đác còn hỗ trợ quá trình hấp thụ Canxi và Magie, hàm lượng Canxi khá cao (trong 100 gram hạt Đác chứa 91 mg Canxi) nên nó rất phù hợp để đáp ứng nhu cầu Canxi và ngăn ngừa loãng xương nhờ đó giúp xương trở nên mạnh khỏe, cứng cáp hơn. Hạt Đác cũng giúp cải thiện sự tiết Insulin và sử dụng đường.
Có tác dụng tích cực với tim mạch. Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng hạt Đác có thể giúp tăng HDL cholesterol (tốt), và làm cho nó là một thứ nước tuyệt vời tự nhiên để điều trị duy trì sức khỏe tim mạch.
Hạt Đác là một chất điện phân tự nhiên vừa giúp ngon miệng, thanh nhiệt, còn giúp tăng cường sự trao đổi chất của cơ thể. Vì vậy, nó rất có lợi cho những người đang đấu tranh với các vấn đề về cân nặng. Hạt Đác được ăn kèm sữa chua, nước trái cây, hoa quả dầm, sinh tố,…không chỉ là một món ăn bổ dưỡng, thức uống giải khát còn giúp đẹp da, giữ dáng, cơ thể săn chắc hơn. Để tốt hơn trong quá trình muốn giảm cân bạn nên ăn kèm sữa chua không đường, sữa không đường…
Vì nhiều chất dinh dưỡng lại là loại thực vật trong rừng, không có chất bảo quản, nên có ý kiến cho rằng công dụng của hạt Đác cũng tương đối tốt với sức khỏe bà bầu, giúp bà bầu lợi sữa, bổ sung vitamin và khoáng chất đặc biệt an toàn và không gây tác dụng phụ.
- Giúp xương, khớp của mẹ khỏe mạnh. Mang thai ở những tháng cuối, >mẹ bầu thường mệt mỏi do cơ thể nặng nề, dễ dẫn đến khó khăn khi di chuyển, xương khớp nhức mỏi... Ăn hạt đát sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy giảm đau, các khớp khỏe mạnh hơn.
- Với chế độ ăn uống đặc thù trong quá trình mang thai, mẹ bầu rất dễ bị bệnh về tiêu hóa: khó tiêu, táo bón... ăn hạt Đác sẽ khắc phục và ngăn ngừa những tình trạng trên, giúp mẹ tăng cường quá trình trao đổi chất, tiêu hóa tốt hơn.
- Trong suốt quá trình mang thai, việc giữ cho huyết áp ổn định có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Trong hạt Đác có chứa hàm lượng kali lớn, cực kì phù hợp với việc cân bằng huyết áp. Đặc biệt với những ai bị huyết áp cao, càng nên sử dụng hạt Đác.
- Kháng khuẩn, tốt cho não bộ của thai nhi: Trong quá trình mang thai, hệ miễn dịch của mệ bị suy yếu, rất dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn,... Ăn hạt Đác cũng là một cách hiệu quả để mẹ bầu có cơ thể kháng khuẩn tốt, ngoài ra còn phát triển não bộ của bé hoàn chỉnh, tốt nhất.
- Chứa vitamin, chất khoáng dồi dào... hạt Đác cũng là nguồn bổ sung dinh dưỡng và năng lượng lớn cho các mẹ bầu. Ngoài ra, với những ai thiếu sữa, cũng có thể sử dụng hạt Đác như một thực phẩm lợi sữa hữu ích.
Lưu ý khi sử dụng hạt Đác với mẹ bầu
Các mẹ bầu có thể sử dụng hạt Đác, tuy nhiên cần tham khảo bác sĩ để chọn cách chế biến phù hợp, không ảnh hưởng đến sức khỏe của mình. Ngoài ra, các mẹ nên mua Đác tại những địa chỉ uy tín, để có thể chọn được loại Đác tươi ngon, không bị hư hỏng, bị tẩy qua bằng thuốc...
Có rất nhiều cách chế biến hạt Đác, không quá cầu kỳ, rất dễ thực hiện, dễ ăn và không hề kén khẩu vị:
- Được chế biến và ưa chuộng nhiều nhất đó là Đác rim, với nhiều biến tấu và nhiều sự lựa chọn như: rim Chanh Dây, rim Đường Phèn, rim lá Dứa, rim Thơm, rim Đào, rim Cà Rốt…
- Ăn kèm sữa chua, nước cốt dừa, nước dừa hoặc nước ép trái cây.
- Nấu chè: chè Đác Thơm, chè đậu Đỏ hạt Đác, chè Khác Bạch, chè đậu Xanh hạt Đác…
Nguyên liệu làm hạt Đác rim thơm
Như trên đã nói hạt Đác có thể rim với nhiều loại trái cây và hương vị khác nhau tùy sự lựa chọn của bạn. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cách dậy vị và phổ biến nhất là rim với Thơm.
Nguyên liệu:
- 1kg hạt Đác (nên chọn hạt mềm để rim xong được dẻo, thơm)
- 1.5 trái Thơm, cắt nhỏ vừa miệng hoặc xắt hạt lựu nếu bạn thích
- 300g đường (bạn có thể chọn đường trắng, đường phèn, đường nâu, đường dừa…)
Cách làm:
- Hạt Đác rửa sạch 4-5 lần rồi đem luộc với nước sôi trong khoảng 10-12 phút, vớt ra, dội qua nước lạnh rồi để ráo nước (dội nước lạnh để hạt Đác được giòn hơn).
- Khi hạt Đác đã ráo nước tương đối thì tiến hành trộn cùng với thơm và đường nâu, để yên khoảng 2-3 tiếng cho đường tan và hỗn hợp hòa quyện vào nhau.
- Rim hỗn hợp với lửa nhỏ vừa trong khoảng 20 - 30 phút là được. Nên dùng nồi hoặc chảo có đế dày để rim.
- Hạt Đác rim Thơm khi mới vừa rim xong sẽ hơi dẻo, nhưng để một lúc sẽ rất dậy vị và hấp dẫn. Bảo quản ngăn mát tủ lạnh
Qua bài viết trên bạn đã có câu trả lời cho “hạt Đác có tác dụng gì?” rồi. Chúc gia đình bạn có thêm một sự lựa chọn bổ dưỡng và giải khát cho mỗi dịp hè về!