Không quá cầu kì khi chế biến vì thế rất nhiều chị em đã học cách làm chè hoa cau, để thanh nhiệt cho mùa hè. Món chè dân giã này rất bắt mắt với màu vàng tự nhiên của đậu xanh, ngọt thanh, mang đậm bản sắc, hương vị ẩm thực Việt Nam.cách làm chè hoa cau
Cách làm chè hoa cau bột năng hay còn gọi là >cách nấu chè hoa cau bột sắn, theo phương ngữ miền Trung và miền Nam thì còn được gọi là cách nấu chè hoa cau bột lọc. Bột năng sẽ làm cho món chè hoa cau đặc sánh hơn, có độ kết dính, nhưng không làm mất đi hương vị của đậu xanh.
Nguyên liệu:
Để nấu món chè này, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:
Cách nấu chè hoa cau ngon
Bước 1: Đậu xanh vo sạch, ngâm qua đêm, sau đó mang đi hấp chín.
Bước 2: Cho nước cốt dừa và 30 gr đường vào nồi, khuấy đều lên rồi bắc lên bếp đun cho sôi lăn tăn. Tiếp theo, múc 1 muỗng cà phê nước bột năng cho vào hòa chung, khuấy đều 1 – 2 phút rồi tắt bếp.
Bước 3: Nước lọc, đường, lá nếp cho vào nồi bắc lên bếp nấu sôi 5 – 7 phút, sau đó đợi cho lá dứa ra mùi thơm rồi đổ từ từ hỗn hợp bột năng đã hòa với nước vào khuấy liên tục cho nước trong và sánh lại.
Bước 4: Cho đậu xanh đã hấp và muối vào, nhẹ nhàng khuấy đều khoảng 3 phút thì tắt bếp. Sau đó, cho nước hoa bưởi vào đảo nhẹ.
Bước 5: Múc chè hoa cau ra bát, chan nước cốt dừa lên mặt, thêm đá lạnh và thưởng thức.
Như vậy là bạn đã hoàn thành món chè hoa cau bột năng, ngọt thanh, đạt độ sánh mượt và hạt đậu xanh chín mềm rồi đó.
Chè hoa cau xôi vò là món ăn nhẹ vào các buổi chợ chiều. Món chè này có sự kết hợp tinh tế giữa vị ngọt, thanh mát vừa phải của hương chè với vị đằm, bùi ngùi, thơm dẻo của xôi vò. Để thưởng thức món chè này, bạn hãy bớt chút thời gian vào bếp và làm theo hướng dẫn sau đây:
Nguyên liệu:
Nguyên liệu để nấu chè hoa cau xôi vò là những thứ hết sức thân thuộc và gần gũi gũi nơi đồng quê đó chính là: gạo nếp, đậu xanh, sắn dây…
Để nấu cho 4-5 người ăn, thì bạn cần:
Hướng dẫn:
Cách nấu chè hoa cau đậu xanh
Bước 1: Sơ chế đậu xanh
Đậu xanh bạn nên chọn những hạt đều nhau, đầy thịt và không bị lép, sau đó trộn với 1 thìa cà phê muối và mang đi ngâm khoảng 5 tiếng, cho mềm ra. Sau khi ngâm xong mang đậu xanh đi hấp cách thủy, tránh hấp quá lâu để không bị nát, như vậy khi múc chè ra bát sẽ có những hạt đậu xanh tròn trịa như hoa cau.
Bước 2: Sơ chế bột sắn dây
Cho khoảng 2 lít nước lọc vào nồi đun sôi lên, sau đó hòa tan đường trong nồi. Tiếp theo cho bột sắn dây vào khuấy đều tay, đến khi hỗn hợp đặc sền sệt là được.
Bước 3: Chế biến chè hoa cau
Bạn lấy ¼ đậu xanh vừa hấp chín cho vào hỗn hợp vừa đun, tiếp tục khuấy nhẹ và đều tay để tránh bị nát, rồi múc ra bát để ăn kèm với xôi vò.
Cách nấu xôi vò
Bước 1: Sơ chế gạo nếp
Gạo nếp đem đi ngâm sau đó vo sạch, để gạo thật ráo nước, tạo được độ tơi xốp của xôi, rồi trộn với 1 thìa cà phê muối.
Bước 2: Nấu hỗn hợp đậu xanh với gạo nếp
Phần đậu xanh hấp chín còn lại đó các bạn đem đi xay sau đó tiếp tục chia ra làm 2 phần. Bạn lấy 1 phần trộn đều với gạo vừa vo xong rồi thêm 2 thìa dầu ăn trộn đều lên, để sau khi hấp chín xôi không dính lấy nhau. Mang đi hấp khoảng 20 phút là chín.
Trong quá trình hấp thi thoảng bạn nên lấy khăn bông hoặc khăn vải xô lau hơi nước ở trong nắp vung để tránh hơi nước rớt xuống giúp cho xôi được khô ráo, xốp mềm.
Bước 3: Trộn hỗn hợp đã chế biến và hoàn thành
Sau khi xôi chín, lấy ra mâm rồi cho hết phần đậu xanh còn lại trộn đều lên, cho vào nồi hấp khoảng 5 phút nữa là được. Đợi xôi chín, múc ra cho thêm 1 thìa đường vào trộn đều.
Như vậy là bạn đã món xôi vò thơm ngon cực kỳ hấp dẫn, mỗi hạt xôi đều được bọc quanh bởi một lớp đậu xanh bùi bùi, mịn màng và đẹp mắt, ăn cùng với chè hoa cau thì tuyêt vời, thơm ngon khó cưỡng.
Mặc dù hiện nay món chè hoa cau có thể kết hợp với nhiều món khác nhau nhưng ở miền Bắc, món chè này ăn với xôi vò trong những buổi chiều về, đã tạo nên một món ăn đặc biệt khó quên.
Chè hoa cau trân châu là sự kết hợp đặc biệt để phù hợp với sở thích ăn uống của giới trẻ. Món chè này sẽ có sự bùi bùi của đậu xanh, deo dẻo của các hạt trân trâu, càng ăn càng mê.
Nguyên liệu:
Cách làm
Bước 1: Đậu xanh mua về nhặt sạch sẽ, ngâm trong nước ấm khoảng 3 giờ cho đậu mềm và nở đều. Sau đó, cho hạt đậu vào nồi hấp chín, sẽ không sợ bị nhão đậu hay bị cháy, hạt đậu lúc này bung đều và rất thơm.
Bước 2: Lấy 1 cái nồi đổ nước vào (khoảng 400ml) để trên bếp đun nhỏ lửa rồi cho đường vào khuấy đều, điều chỉnh lượng đường và nước cho phù hợp.
Bước 3: Hòa bột sắn với chút nước vào chén nhỏ cho tan, khi nước sôi thì cho bột vào khuấy đều đến khi hơi sền sệt là được. Muốn chè hoa cau có vị thơm bạn có thể thêm vani.
Bước 4: Cho đậu chín vào nồi nước khuấy đều. Sáu đó múc ra chén.
Bước 5: Chia bột năng ra làm 4 phần rồi cho từng phần bột năng vào 1 chiếc tô lớn sau đó thêm từng ít nước sôi vào cùng với màu bạn muốn pha (xanh, đỏ, vàng và ca cao). Tiếp theo, dùng thìa trộn đều rồi lại thêm nước sôi tới khi thấy bột vừa đủ ướt để nhồi thành 1 khối là dừng lại. Sau đó, dùng tay nhồi cho khối bột trở nên mềm dẻo, mịn mà không bị dính tay là bột đã được.
Bước 6: Bạn dùng 2 bàn tay lăn cho từng khối bột thành 1 dải bột dài, nhỏ bằng ngón tay, tiếp theo dùng dao cắt bột thành những viên nhỏ đều nhau.
Bước 7: Cùi dừa thái thành những viên nhỏ hình vuông, chần qua nước sôi khoảng 2 phút rồi vớt ra để ráo. Tiếp theo ấn dẹt những viên bột nhỏ đã cắt rồi đặt miếng cùi dừa vào giữa, nặn các mép kín lại, vo tròn rồi để ra đĩa. Làm cho đến khi hết cùi dừa và bột.
Bước 8: Nấu nước sôi, rồi thả hạt trân châu vào, đậy nắp. Bạn hãy nấu trên lửa lớn đến khi hạt trân châu nổi lên mặt nước rồi vớt ra bát nước lạnh, sau đó vớt ra để ráo. Khi ăn chè thì bạn cho hạt chân châu vào chè hoa cau ăn kèm.
Nếu không thích trân châu thì bạn có thể học cách cách nấu chè hoa cau hạt sen để thưởng thức. Món chè này thơm ngon bổ dưỡng, có tác dụng an thần, tốt cho phụ nữ sau sinh.
Hy vọng với những hướng dẫn trên đây, đã giúp các bạn biết được các cách làm chè hoa cau ngon, để chiêu đãi cả gia đình.