Đậu xanh rất mát, nấu kèm với phổ tai ăn giòn giòn, hạt đậu bùi bùi, ngọt nhẹ vừa phải. Nhưng không phải ai cũng biết Cách nấu chè đậu xanh phổ tai siêu ngon.
Như chúng ta đã biết, đậu xanh còn rất nhiều công dụng nữa. Chất xơ trong đậu xanh còn có khả năng loại bỏ các độc tố trong cơ thể. Đậu xanh tốt cho người tiểu đường và giảm cân. Vì thế, những nữ công gia chánh cần học cách nấu >chè đậu xanh phổ tai và nhất là chè đậu xanh phổ tai bột báng.
Một điều mà chúng ta nên nhớ, trong các công thức nấu chè, người ta thường hay sử dụng bột báng để tạo độ kết dính cho món chè, giúp món chè thêm ngon hơn. Bột báng được làm từ củ khoai mì – một loại củ vô cùng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Bột báng có tính bình, vị ngọt. Bột báng có tác dụng giúp tăng cường >sức khỏe, bồi bổ cho cơ thể để bổ sung khí huyết hư tổn. Mặc dù ngày xưa, người ta dùng bột báng để ăn thay cơm. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều bột báng sẽ làm cho chân tay nhức mỏi, vì vậy, ngày nay bột báng hầu như chỉ được dùng để chế biến các món chè.
Chè đậu xanh bột báng với vị ngọt nhẹ, rất dễ ăn, hương thơm thoang thoảng của nước cốt dừa, đậu xanh thơm bùi cùng những viên bột báng dai dai lạ miệng sẽ hấp dẫn gia đình bạn.
Chè đậu xanh phổ tai nha đam rất có lợi cho sức khỏe, giúp thanh nhiệt, giải độc và dễ ăn.
Nguyên liệu nấu chè đậu xanh phổ tai nha đam: – 150gr đậu xanh nguyên hạt, 20gr phổ tai, 100gr nha đam, 200gr đường cát trắng (hoặc 300gr đường phèn), 1/8 tsp muối.
Dụng cụ nấu chè đậu xanh phổ tai nha đam: Tô, dao, nồi, muỗng.
Cách nấu chè đậu xanh phổ tai nha đam:
Bước 1: Phổ tai ngâm nước cho nở, rửa lại nhiều lần cho thật sạch và bớt mùi hăng rồi để ráo nước.
Nha đam gọt vỏ, ngâm trong nước muối pha loãng và xả lại với nước lạnh nhiều lần để làm sạch nhớt và khử vị đắng của nha đam. Sau đó cắt miếng vừa ăn. Đậu xanh rửa sạch, ngâm qua đêm cho nở mềm. (Nhớ pha 1/8 tsp muối vào nước ngâm đậu xanh nhé!
Bước 2: Cho đậu xanh vào nồi, đổ nước vào ngập mặt đậu, đun cho đến khi đậu xanh chín mềm thì cho đường vào đun đến khi đường tan hết, sau đó tiếp tục cho phổ tai và nha đam vào, đợi nồi chè sôi lại thì tắt bếp. Để chè nguội bớt rồi để trong tủ lạnh thì khi thưởng thức sẽ ngon hơn.
Nguyên liệu: 200g đậu xanh còn nguyên vỏ, 1 nhúm nhỏ phổ tai, 100g đường cát trắng hoặc vài viên đường phèn, 1/2 thìa nhỏ muối.
Cách làm:
Bước 1: Đậu xanh đãi sạch, nhặt bỏ những hạt đậu hỏng, hạt lép nổi trên mặt nước. Ngâm đậu qua đêm với nước lạnh ngập mặt đậu, khi ngâm trộn vào 1/2 thìa nhỏ muối.
Bước 2: Phổ tai xả nhiều lần cho sạch cát, ngâm phổ tai trong nước lạnh, phổ tai nở bung.
Bước 3: Ngày hôm sau đổ đậu vào nồi, đổ nước ngập mặt đậu, đun sôi đến khi đậu mềm. Nếu cạn nước bạn nhớ châm vào ít nước lạnh.
Đậu thật mềm bạn mới đổ từ đường cát trắng vào đậu, đun lửa nhỏ để đậu thấm đường. Nêm nếm tùy theo khẩu vị của bạn
Bước 4: Nhanh tay đổ tiếp phổ tai vào, dùng muôi khuấy đều để phổ tai hòa quyện với đậu. Đợi sôi lại, bạn tắt bếp, không nên đun lâu sẽ làm phổ tai mất giòn. Đợi chè nguội cất vào tủ lạnh dùng dần.
Bạn cần chuẩn bị nguyên liệu: Đỗ xanh còn vỏ: 300 gam. Nước cốt dừa: 2 gói hoặc 1 hộp nhỏ. Phổ tai: 1 núm nhỏ. Đường trắng: 250 – 350 gam. Muối trắng: 1/3 thìa. Bột năng: 2 thìa. Vali: 2 ống. Nước lọc.
Sau đó, Đậu xanh sau khi được mua về, bạn đổ vào chậu nước rồi lấy tay vớt bỏ những hạt đậu nổi lên. Sau đó xả thêm nước để loại bỏ hết bụi bẩn bám vào hạt đậu xanh. Bạn ngâm đậu xanh bằng nước mát hoặc nước ấm khoảng 2 hoặc 3 giờ để giúp nấu nhanh chín mềm hơn.
Rửa sạch phổ tai sau đó cũng ngâm khoảng 1 hoặc 2 giờ để cho nở mềm nhé. Nếu phổ tai mà dài quá thì bạn lấy kéo cắt ngắn lại cho dễ ăn.
Sau khi đậu xanh và phổ tai đã sơ chế xong thì bạn vớt cả 2 nguyên liệu ra rổ để cho ráo nước
Cho đậu xanh vào nồi cùng với nước lọc đun sôi cho đến khi đậu chín thì tắt bếp. Trong lúc sôi, bạn lấy thìa vớt hết những bọt trắng ra rồi hạ lửa. Hoặc bạn có thể cho đậu xanh vào nồi hấp khoảng 20 hoặc 25 phút.
Khi thấy đậu xanh chín thì bạn cho phổ tai vào rồi tiếp tục đun đến khi 2 nguyên liệu này chín mềm thì bạn tắt bếp.
Sau đó bạn đổ đường và hộp nước cốt dừa vào nồi chè rồi tiếp tục đun sôi. Nếu bạn dùng gói bột cốt dừa thì nên pha với nước lọc và khuấy cho tan rồi mới đổ vào nồi chè nhé.
Cuối cùng bạn cho thêm một chút muối, vali và hòa bột sắn với nước lọc rồi đổ từ từ vào nồi chè và khuấy đều. Đun đến khi chè sánh lại thì tắt bếp. Bạn có thể cho bột sắn hoặc không tùy thuộc vào khẩu bị của bạn nhé.
Ngoài những >cách nấu chè đậu xanh phổ tai, các bà nội trợ cũng cần tìm hiểu xem những ai có thể ăn được món ngon này. Trước hết, bà bầu, Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đậu xanh có nhiều tác dụng với cơ thể. Vì vậy, bà bầu ăn chè đậu xanh hoặc các món ăn được chế biến từ đậu xanh rất tốt.
Tuy nhiên, đậu xanh có tính âm, không nên dùng liên tục trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, khi nấu, bạn có thể thêm một chút đậu đỏ với tác dụng bổ máu. Những người không được ăn chè đậu xanh phổ tai: Những người có tính hàn thì (biểu hiện chân tay lạnh thiếu lực, lưng, chân đau nhức và đi ngoài phân lỏng). Khi đang đói bụng bạn không nên ăn đậu xanh vì đậu xanh có tính hàn khi ăn vào bụng đói không tốt cho dạ dày.
Chè đậu xanh phổ tai kết hợp hai nguyên liệu là đậu xanh và phổ tai giàu dưỡng chất. Đậu xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa và dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như: chất xơ, protein, axit béo omega 3, các vitamin E, vitamin B,C và các khoáng chất tốt cho sức khỏe của con người.
Còn phổ tai là một loại rong biển cũng chứa rất nhiều các khoáng chất, các loại vitamin tốt cho sức khỏe, khoáng chất trong phổ tai rong biển nhiều hơn rất nhiều so với các loại rau trên cạn khác.
Sự kết hợp giữa hai nguyên liệu này tạo nên một món chè bổ dưỡng, thanh mát và vô cùng hấp dẫn vào ngày hè.
Chỉ cần với nguyên liệu Đậu xanh: 500g. Đối với món chè này bạn nên sử dụng đậu xanh còn nguyên vỏ thay vì sử dụng đậu xanh đã bóc vỏ như các món chè thông thường khác. Bột khoai: 250g, đường kính trắng: 200g. Nước cốt dừa: 200ml.
Sau đó, bạn ngâm đậu xanh với nước chừng khoảng 5-6 tiếng. Hoặc bạn có thể ngâm qua đêm cho hạt đậu nở hết khi nấu sẽ mềm hơn. Bạn nên loại bỏ hết hạt đậu nổi lên trên bị sâu, thối. Bởi khi ăn sẽ đắng và không tốt cho sức khỏe của mình.
Tiếp tục, vớt đậu xanh ra và rửa sạch với nước, để ráo. Trộn muối với đậu xanh rồi hấp chín. Hoặc bạn cũng có thể cho đậu xanh vào nồi, cho nước gấp đôi rồi đun cho chín.
Đối với bột khoai: Bởi nó là bột khoai khô nên trước khi nấu bạn cần làm mềm nó. Bột khoai bạn nên ngâm với nước ấm chừng khoảng 30-35 cho mềm. Bắc nồi lên bếp, cho thêm chút nước đun sôi rồi luộc bột khoai chừng 5 phút. Vớt bột khoai ra và để ráo nước.
Cuối cùng bạn bắc nồi lên bếp, cho nước dừa vào đun sôi. Tiếp tục cho đường vào khuấy cho tan. Lần lượt cho đậu xanh vào nấu chừng 10 phút cho sôi lên. Cho vào nồi thêm 1 ống vani cùng với bột khoai vào khuấy đều tay.
Múc chè ra bát, thêm nước cốt dừa và thưởng thức ngay. Trời nóng, bạn có thể thêm một chút đá vào ăn cùng sẽ thấy cơ thể sảng khoái hơn.
Ngoài cách nấu chè đậu xanh phổ tai hạt sen bạn cũng cần biết tác dụng của nó. Đây sẽ là một món ăn vặt lý tưởng mà các chị em phụ nữ nên cân nhắc chế biến. Với món chè đậu xanh thơm ngon hấp dẫn sẽ còn giúp cho da dẻ hồng hào, thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, trị mụn trứng cá… Còn hạt sen là một trong số những bài thuốc an thần giúp cho giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Khi kết hợp 2 loại nguyên liệu với nhau sẽ tạo ra một bài thuốc an thần rất tốt cho sức khỏe của tất cả mọi người. Đặc biệt đây là một món ăn ngon trong thực đơn các món ăn vặt được rất nhiều các cô bé cậu bé yêu thích.