Bạn muốn thưởng thức tại nhà đặc sản của đất Bình Dương. Vậy còn chần chừ gì nữa, hãy vào bếp ngay thực hiên cách làm gỏi gà măng cụt theo hướng dẫn dưới đây. Hương vị đặc trưng, thơm ngon khiến bạn khó cưỡng lại.
Món >gỏi gà măng cụt là đặc sản mà người dân Bình Dương thường dùng để chiêu đã khách đường xa. Đây là một món ăn thú vị, không thể bỏ qua khi ghé thăm nơi đây. Với vị chua, ngọt, chát lạ miệng hòa quyện cùng vị béo của thịt gà, vị bùi của đậu phộng và rau thơm, chỉ cần ăn một miếng khiến bạn vấn vương cả đời.
Hơn nữa, món gỏi này có sự kết hợp tuyệt vời giữa nước mắm, hành tây, hành phi, cà rốt thái sợi. Vì vậy, dù chỉ là một món ăn mộc mạc, nhưng lại chứa đựng cả sự tinh tế bởi sự hòa quyện của các thành phần. Làm nên thương hiệu đặc sản của một vùng quê. Do đó, cách >làm gỏi gà măng cụt là một công thức gia truyền, được người dân nơi đây gìn giữ cẩn thận. Các nhà vườn cũng đưa món ăn này vào thực đơn hiện nay.
Mùa hè được xem là thời điểm lý tưởng để thưởng thức món gỏi gà măng cụt. Bởi đây là mùa của các loại trái cây, trong đó có măng cụt. Món ăn này có hương vị thanh thanh, ngọt mà không gắt, lại có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ.
Măng cụt chứa nhiều chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Đồng thời, khi ăn kèm những thực phẩm phụ trợ khác như rau răm, lá quế, chanh, tiêu, ớt… sẽ đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thịt gà trong cơ thể, làm giảm những rối loạn tiêu hóa. Hơn nữa, chất xanthones có trong măng cụt có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm ảnh hưởng của cholesterol xấu và chống béo phì hiệu quả. Vì vậy, trong >đời sống hàng ngày, người dân thường làm món ăn để ăn.
Tuy nhiên, giá của món ăn này không hề rẻ. Khi bạn ăn ở Lái Thiêu, Bình Dương, một dĩa cho 4 người ăn sẽ khoảng 400.000 nghìn đồng. Bạn cần phải gọi điện đặt trước khoảng 2 tiếng để quán có đủ thời gian để chế biến. Nếu không phải sẽ phải đợi khá lâu, ít nhất là 30 phút thì mới có món ăn.
Do đó, để vừa tiết kiệm lại đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thì bạn nên tự chuẩn bị nguyên liệu làm gỏi gà măng cụt. Đồng thời, hãy bắt tay ngay vào bếp, làm theo hướng dẫn sau đây:
Nguyên liệu cần có:
Lưu ý:
Muốn món gỏi này ngon, giòn, bạn phải biết cách chọn măng cụt. Theo đó, để có độ giòn, bắt vị thì bạn nên chọn quả măng cụt có vỏ da xanh, nhưng đã đủ độ già. Khi chế biến thì phải chịu khó. Đầu tiên chịu khó lột hết lớp vỏ cứng, tách lấy ruột và ngâm trong nước chanh. Sở dĩ phải ngâm trong nước chanh là để giữ độ giòn và làm mất đi độ chát đắng của măng cụt. Hơn nữa, việc này cũng giúp cho phần thịt của quả được trắng, nhìn bắt mắt hơn.
Về phần gà, người miền Nam thường tận dụng gà thả vườn. Bởi gà thả vườn thịt chắc, ngọt và dai, sẽ làm món ăn thêm bắt vị và mang đậm chất đồng quê.
Hướng dẫn làm gỏi gà măng cụt
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Măng cụt: Bạn cắt 2 đầu rồi gọt từ từ hết phần vỏ cứng. Vừa gọt vừa xả nước. Sau đó ngâm măng cụt vào chậu nước pha chanh với ít muối. Măng cụt sẽ có rất nhiều mủ, vì thế bạn nên đeo găng tay khi làm. Sau đó, bạn cắt lát vừa ăn, không nên cắt mỏng quá vì sẽ làm mất đi độ giòn khi trộn, bỏ phần hạt.
Gà: Gà làm sạch, sau đó luộc với ít gừng và muối. Sau khi luộc chín thì ngâm với nước lạnh, để nguội. Khi nào ráo thì xé thành miếng vừa ăn. Còn nước luộc gà, bạn có thể dùng để nấu cháo ăn kèm với gỏi. Sự kết hợp này dễ ăn và đủ chất cho bữa trưa hoặc tối.
Hành tây: Với hành tây bạn hãy cắt lát rồi ướp với 1 muỗng đường, 1 quả chanh, 1/2 muỗng muối. Sau đó trộn đều để ngấm gia vị. Còn rau thơm các loại thì rửa sạch và thái nhỏ.
Bước 2: Làm nước mắm trộn gỏi
Nước mắm trộn quyết định rất lớn đến hương vị của món gỏi gà măng cụt. Vì vậy, bạn phải pha đúng công thức và tỷ lệ. Theo đó, bạn hãy cho 4 muỗng nước mắm cùng 4 muỗng đường, đun sôi với lửa nhỏ đến khi sệt lại. Sau đó thêm chút tiêu và nước cốt của một quả chanh. Khi nào bạn nếm thấy có vị chua ngọt vừa ăn là được.
Bước 3: Bóp gỏi
Bạn cho tất cả các nguyên liệu đã sơ chế xong vào một cái tô to và trộn đều tay. Phần gà xé nhỏ trộn với muối tiêu, mắm chua ngọt cho thật dậy mùi. Tiếp theo trộn măng cụt cùng cà rốt, hành tây cho đủ sắc hương. Sau đó, thêm rau răm, hành phi, đậu phộng rang... Với cách bóp gỏi gà măng cụt này các thành phần sẽ thấm đều gia vị.
Lúc này, ngoài cái giòn, ngọt của măng cụt bạn sẽ cảm nhận rất rõ cái vị giác một chút chua một chút chát. Bên cạnh đó, đan xen với từng thớ thịt gà dai dai, béo béo và vị bùi của đậu phộng, cân bằng các vị. Mỗi thành phần hòa quyện vào nhau một cách tinh tế, kích thích vị giác ăn nhiều không chán.
Vì vậy, còn gì tuyệt vời bằng, gắp một miếng vừa măng cụt, vừa gà chấm trong chén mắm tỏi ớt. Từng tầng hương vị sẽ khiến con người ta vương vấn, ăn một lần là nhớ suốt đời. Đặc biệt, ăn kèm với chiếc bánh tôm chiên phồng càng thêm tròn vị.
Độ này, măng cụt đang vào mùa. Khắp các nẻo đường TPHCM và Hà Nội xuất hiện rất nhiều xe bán măng cụt. Vì vậy, bạn đừng bỏ qua cơ hội này để thưởng thức món đặc sản này. Nếu ở gần Bình Dương thì cuối tuần rảnh rỗi, bạn hãy rủ bạn bè làm một chuyến khám phá ẩm thực thú vị nơi đây. Còn nếu ở quá xa thì hãy tự mình vào bếp làm món gỏi gà măng cụt để thưởng thức nhé!
Mặc dù “sinh sau đẻ muộn” nhưng gỏi gà măng cụt đã sớm trở thành một trong những món ngon mới lạ đầy hấp dẫn của Bình Dương nói riêng và vùng Nam bộ nói chung. Không chỉ để ăn tươi mà măng cụt còn chế biến được rất nhiều món ngon, đặc biệt là gỏi.
Gỏi gà măng cụt món dễ ăn, phù hợp với khẩu vị và sở thích của nhiều người. Đây là món ăn dân dã, miền quê khi nguyên liệu chính là măng cụt – loại trái cây chua chua ngọt ngọt được nhiều người ưa thích và rau củ có sẵn trong vườn nhà.
Nguồn gốc và cách làm món gỏi gà măng cụt ra đời cũng đầy sự bất ngờ. Do trái cây ở vườn nhiều không kể, bán không hết rồi đem đi cho. Khi cho vẫn không hết, người dân đã nghĩ ra nhiều món chế biến từ trái cây để không đem đi bỏ phí.
Tình cờ, mấy bà nội trợ đã thử hái măng cụt còn xanh cắt ra, xem mùi vị khi chưa chín thì ăn sẽ như thế nào. Khi ăn vào thấy cái vị chua chát chát, ngọt dìu dịu nên đã quyết định làm gỏi. Đồng thời, họ cũng bắt đại con gà trong vườn luộc lên, xé nhỏ rồi cắt măng cụt xanh lấy phần thịt trắng bóp cùng. Vậy là món gỏi gà măng cụt ra đời từ đó, nhanh chóng trở thành món đặc sản của Bình Dương.
Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, không chỉ dừng lại ở món gỏi gà măng cụt. Người nam bộ đã dần hình thành nên tính cách hào phóng trong đời sống, sáng tạo ra nhiều món gỏi độc đáo hơn nữa như: gỏi bồn bồn, gỏi sầu đâu, gỏi cá Nam Ô… Dường như họ không chấp nhận một trật tự, khuôn khổ có sẵn nào đó.