Bánh đúc mặn là món ăn dân dã đậm đà thôn quê, phổ biến khắp các vùng miền. Để bánh có hương vị thơm ngon, béo béo của nước cốt dừa và vị thanh ngọt của tôm thịt thì bạn có thể tham khảo cách làm bánh đúc mặn sau đây.
Bánh đúc mặn là món ăn quen thuộc của nhiều vùng quê trên đất nước Việt Nam nhưng mỗi địa phương lại có cách làm và hương vị đặc trưng khác nhau. Cách làm >bánh đúc mặn không khó nhưng để ngon lại đòi hỏi đôi chút kỳ công. Kỳ công từ khâu chọn nguyên liệu là gạo tẻ, đặc biệt phải là loại gạo cũ, để khi bánh thành phẩm lúc nóng thì dẻo, lúc nguội thì cứng lại, các hạt đậu phộng cho vào phải mẩy đều và tươi. Chính vì vậy mà >bánh đúc mặn luôn mang đến hương vị thơm ngon và khó quên cho những ai đã từng thưởng thức qua.
Từng miếng bánh mềm dẻo, mịn, thơm nức mũi với sự hòa quyện hài hòa qua nhiều hương vị, kết hợp hoàn hảo của nước chấm thì ngon khó cưỡng. Chính vì vậy, còn chần chừ gì nữa mà bạn không vào bếp ngay, làm món bánh này để chiêu đãi cả nhà.
Tuy cách làm bánh đúc mặn miền bắc, miền tây, miền trung có khác nhau, nhưng đều vẫn phải trải qua quy trình gồm có 6 bước: Công đoạn làm bột bánh; Công đoạn hấp bánh; Làm đồ chua ăn kèm; Làm nhân bánh; Làm dầu hành và nước cốt dừa ăn kèm; Làm nước mắm ăn kèm.
Tùy theo khẩu vị của từng vùng miền mà thêm nếm hoặc bớt đi một số nguyên liệu và gia vị cho phù hợp. Để dễ làm nhất mà không mất quá nhiều thời gian, công sức, đồng thời dễ ăn và trung hòa được khẩu vị của cả 3 miền thì bạn hãy làm theo hướng dẫn sau:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Phần bột bánh:
Phần nhân bánh:
Chuẩn bị thêm thức ăn kèm:
Hướng dẫn cách làm:
Cách làm vỏ bánh đúc mặn
Đầu tiên, bạn phải biết cách pha bột làm bánh đúc mặn, thêm nếm gia vị cho phù hợp để vỏ bánh đậm đà. Bạn hãy cho bột gạo và bột năng đã chuẩn bị vào trong một cái tô to, sau đó thêm muối, đường và nước cốt dừa vào hỗn hợp. Tiếp theo cho thêm nước lạnh vào từ từ rồi dùng phới lồng quậy cho bột tan đều, không còn bị vón cục là được. Để bột nghỉ trong 30 phút.
Sau đó, bắc nồi lên bếp, cho bột vào nồi để ở lửa nhỏ, dùng phới dẹt khuấy liên tục cho đến khi thấy bột đông, sền sệt thì tắt bếp. Tiếp theo khuấy cho đến khi thấy bột đặc mịn lại là được. Cuối cùng, bạn hãy cho bột vào khuôn tròn đã thoa dầu ăn chống dính. Dùng muôi gỗ ém bột xuống, dàn đều mặt bột cho láng phẳng.
Công đoạn hấp bánh
Sau khi cho bột vào khuôn bánh, bạn hãy đem bột đi hấp ở lửa lớn trong khoảng 30 phút cho bánh chín. Khi bánh đã chín thì lấy ra bên ngoài cho bột bánh nguội và dẻo lại. Bánh lúc này sẽ trở nên dẻo và chắc hơn, sau đó lấy bánh ra khỏi khuôn, cho thêm nước cốt dừa.
Lưu ý: Với cách làm bánh đúc mặn nước cốt dừa cũng làm tương tự như trên, bánh sẽ có mùi thơm và sự beo béo của nước cốt dừa mà không ngán.
Làm đồ chua ăn kèm
Để làm đồ chua ăn kèm, bạn cho cà rốt củ cải trắng đã bào sợi, rửa sạch và để ráo nước. Sau đó cho một chút muối, đường, giấm, nước lọc vào tô khuấy lên cho hỗn hợp tan đều. Nếu nếm thấy nước có độ chua chua, ngọt ngọt theo khẩu vị của mình là được. Ngâm củ cải trắng và cà rốt trong khoảng 30 phút.
Làm dầu hành và nước cốt dừa ăn kèm
Nếu gia đình bạn thích có thêm chút béo thì hãy cho 200ml nước cốt dừa, 100ml nước dão dừa, thêm 2 muỗng bột bắp khuấy đều, nấu lên cho sôi, không cần cho thêm muối hoặc đường vào hỗn hợp nước cốt dừa vì nước mắm và nhân đã đủ đậm đà.
Làm nhân bánh
Cho thịt vào xay nhỏ, tôm cắt thành hình hạt lựu, củ sắn cắt nhỏ, hành tím, hành đầu trắng băm nhuyễn. Sau đó, cho dầu ăn vào chảo, đợi cho dầu nóng rồi cho hành tím và đầu hành trắng vào xào cho thơm. Tiếp theo cho thịt vào xào sơ, cho tôm và sau cùng là củ sắn, đảo đều hỗn hợp rồi cho thêm hạt nêm, đường, tiêu, dầu gấc, đảo đều cho nhân bánh thấm đều gia vị cho đẹp mắt. Cuối cùng là tắt bếp cho thêm chút nước mắm vào để dậy mùi thơm.
Cách làm nước mắm ăn bánh đúc mặn
Cho nước mắm, nước dừa tươi và đường vào, khuấy đều hỗn hợp rồi nếm cho vừa ăn theo khẩu vị. Nước mắm ăn với bánh đúc mặn bạn chỉ nên cho một chút đồ chua, ớt tươi băm và không cần cho tỏi băm. Như vậy là bạn đã có món nước mắm ăn kèm cho món bánh đúc mặn thêm đậm đà rồi đó.
Sau khi đã hoàn tất mọi công đoạn, bạn hãy bày bánh ra dĩa hoặc tô, chan thêm nước cốt dừa và nước mắm vào rồi thưởng thức khi còn nóng.
Ngoài cách làm bánh đúc mặn từ bột gạo ở trên thì bạn cũng có thể tham khảo thêm về cách làm bánh đúc mặn miền nam. Vì bánh đúc mặn ở miền nam có một đặc điểm rất khác biệt đó là sử dụng bột gạo làm nguyên liệu chính nhưng nhấn nhá thêm khoai môn để tăng độ bùi béo cho món bánh. Do đó bánh đúc mặn miền nam còn có cái tên gọi khác là bánh bột hấp, hương vị được nhiều người Sài Gòn yêu thích.
Bánh hấp chín mềm, được cắt thành từng miếng vuông nhỏ. Món ăn kèm thì rất đa dạng hương vị từ thịt băm, ruốc, hành phi... và chan cùng nước mắm. Sự hoà quyện của từng thành phần từ bột gạo, khoai môn cùng với đồ ăn kèm tạo nên một tổng thể hương vị đặc sắc. Bánh mềm dẻo, béo béo được cân bằng lại cùng chút mặn ngọt đan xen ăn ý. Tiếp thêm độ giòn tươi cho món đỡ ngấy là giá trụng, rau sống.
Ở 3 miền đất nước, hầu như vùng nào cũng có bánh đúc nhưng tên gọi và cách chế biến đôi khi có khác. Bằng chứng là có nhiều loại bánh đúc với nhiều tên gọi khác nhau như: bánh đúc lạc, bánh đúc bột năng, bánh đúc mặn, bánh đúc ngô, bánh đúc nộm, bánh đúc mỡ hành, bánh đúc nước cốt dừa, bánh đúc hến, bánh đúc riêu cua… Mặc dù có nhiều tên gọi là vậy, nhưng so về độ cầu kỳ khi làm bánh thì miền bắc xếp nhất. Bởi bánh đúc mặn miền bắc có nhiều tiểu tiết. Bởi họ coi bánh đúc như một thứ ăn chơi, thơm thảo nên khó tính. Vì thế dù là món ăn đơn giản nhưng lắm lúc cũng phải cầu kỳ một chút cho ra bài ra bản. Do đó, thỉnh thoảng có khách ghé chơi nhà, nhiều người vẫn tự làm bánh chiêu đãi, hoặc là chạy ra chợ sớm mua mấy khoanh bánh đúc nhưng vẫn không quên lấy một bát tương con con điểm thêm vài lát ớt cho thêm vị.
Còn bánh đúc miền Nam thì dễ tính hơn nhiều, đơn giản là món ăn sáng hay ăn vặt buổi xế đều được, đôi khi còn thường được bán kèm với bánh bèo, bột lọc… Nhân bánh cũng không cầu kỳ là phải có nấm mèo, thường chỉ là tôm khô xào với củ sắn, cà rốt và ăn với nước mắm chua ngọt.
Bánh đúc theo kiểu miền Tây sông nước thường là bánh lá dứa, màu xanh tươi và có vị ngọt. Do đó lúc nào bánh đúc ngọt cũng được ăn chung với nước cốt dừa béo ngậy, nhiều quán cho thêm ít dừa nạo lên mặt, vừa thơm lại mát, thể hiện rõ đặc trưng vùng miền. Đây cũng là một nét thú vị của ẩm thực Việt Nam, thu hút khách du lịch nước ngoài.