Quá nhiều chất béo có thể khiến mỡ tích tụ trong cơ thể, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, với các cách chế biến món ăn ít béo dưới đây thì bạn có thể yên tâm thể hiện tài nghệ nấu nướng của mình nhé.
Ăn nhiều chất béo cùng lúc có thể gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng cho >sức khỏe, đồng thời có thể khiến cho cơ thể của bạn bị mất "phom". Ngoài ra, chất béo còn làm cho bạn cảm thấy buồn nôn, khó chịu ở vùng bụng và thậm chí béo phì.
Vậy làm thế nào để nấu ăn lành mạnh, ít dùng dầu mỡ và chất béo?
Ở nhiệt độ cao, vitamin A, vitamin E và một số chất >dinh dưỡng trong dầu rán bị phá hủy gần hết. Khi dầu rán nóng quá 180 độ C, sẽ có các phản ứng hóa học mà kết quả là sự xuất hiện một số chất độc như aldehyde, fatty acid oxide... Dầu mỡ sử dụng quay vòng càng nhiều lần thì các chất có hại nói trên phát sinh ra càng nhiều. Chúng có thể bốc hơi ra làm ô nhiễm không khí xung quanh và gây hại cho người hít phải.
Những chất nói trên cũng đi vào thức ăn và xâm nhập cơ thể, phá hoại hệ thống các men tiêu hóa, phát sinh các triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, khó thở, nhịp tim chậm, huyết áp tăng cao, tay chân bải hoải, rã rời... Nếu cứ thường xuyên ăn các loại thực phẩm rán, xào bằng dầu cháy hoặc dầu đã qua sử dụng, nguy cơ ung thư sẽ rất cao.
Để loại trừ tác hại của dầu mỡ rán ở nhiệt độ cao, các bà nội trợ cần chú ý, khi nấu nướng phải khống chế nhiệt độ dầu, không để cho sôi vượt quá 1.500 độ C, tức là không nên để bốc thành lửa khói trong chảo. Dầu rán (kể cả mỡ lợn) không nên sử dụng lại quá 2 lần. Nếu lần trước còn quá nhiều dầu, bỏ đi tiếc thì lần sau khi rán phải cho thêm dầu mới vào, vì dầu mới chứa chất chống ôxy hóa sẽ giúp khử bớt chất độc. Tốt nhất là nên hạn chế ăn các thức ăn rán, xào.
Dưới đây là một số gợi ý các món ăn ít chất béo bạn có thể tham khảo.
Yến mạch có tác dụng làm giảm cholesterol và lipid máu, vì yến mạch rất giàu chất xơ hòa tan, một loại đặc biệt mà bạn không tìm thấy trong loại ngũ cốc khác.
Ngô là thực phẩm giàu canxi, phốt pho, magiê, sắt, selen, các vitamin A, B1, B2, B6, E và caroten và là nguồn chất xơ vô cùng phong phú. Ăn dầu bắp cũng là cách có thể làm hạ cholesterol và làm mềm mạch máu. Luộc chín bắp ngô tươi chính là cách dễ nhất để tiếp nhận nguồn dinh dưỡng lành mạnh này.
Khoai từ từng được sách Đông y xưa ví von với cái tên đẹp và ý nghĩa là "thức ăn của các vị thần". Khoai từ hay củ từ có chứa chất đạm và chất nhầy đặc biệt, có thể ngăn chặn sự lắng đọng chất béo trong hệ thống tim mạch để duy trì sự đàn hồi của các mạch máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giảm tích tụ mỡ dưới da, tránh béo phì.
Ngân nhĩ là thực phẩm mềm ướt nhưng không bị nhờn nhớt, được xem là thực phẩm sinh tân (sản xuất ra nước bọt, dịch ướt trong đường tiêu hóa) và chứa nguồn chất xơ thô vô cùng phong phú.
Ngân nhĩ cũng được xem là thực phẩm bổ dưỡng có thể làm tăng hoạt động của đường ruột, giảm sự hấp thụ các chất béo trong quá trình thức ăn di chuyển trong đường tiêu hóa.
Ngân nhĩ cũng là thực phẩm đa đường (polysaccharide), giúp làm giảm cholesterol, tăng cường miễn dịch, chống sự hình thành các khối u, chống lão hóa, chăm sóc sắc đẹp và làm mềm da.
5. Cần tây
Đây là loại rau xanh chứa khá nhiều chất xơ, đặc biệt có chứa thành phần chống cao huyết áp, đồng thời có tác dụng hạ lipid máu, hạ đường huyết. Ngoài ra, cần tây cũng là loại rau ăn lá chứa nhiều carotene và vitamin C, không nên cắt bỏ lá non khi ăn cần tây.
Chất Pectin trong táo gai là một loại chất xơ hòa tan, có tác dụng hạ cholesterol và ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch. Ăn táo gai thường xuyên có thể giúp loại bỏ nhớt dầu trong đường tuột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa.
Hãy áp dụng ngay những bí quyết >chế biến món ăn ít béo này để bảo vệ >sức khỏe gia đình nhé.