"Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ" - Dưa hành hay hành muối là món ăn luôn luôn xuất hiện trong mâm cơm Tết của người Việt. Cách muối hành củ ngon, giòn của chúng tôi sẽ giúp bạn dễ dàng có được một hũ hành muối ngon chuẩn vị, hãy cùng bắt tay vào làm trước khi Tết đến thôi nào!
"Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ" - Dưa hành hay hành muối là món ăn luôn luôn xuất hiện trong mâm cơm Tết của người Việt. Cách muối hành củ ngon, giòn của chúng tôi sẽ giúp bạn dễ dàng có được một hũ hành muối ngon chuẩn vị, hãy cùng bắt tay vào làm trước khi Tết đến thôi nào!
Dưa hành hay còn gọi là hành muối là một loại muối chua được làm từ nguyên liệu chính là củ hành, được muối chua theo phương thức lên men vi sinh. Trong mâm cơm ngày Tết của người Việt, dưa hành thường được kết hợp cùng với bánh chưng, thịt đông hay cơm trắng,... sẽ làm cho món ăn thêm tròn vị và hấp dẫn.
Những củ hành tím to, tròn đều, giòn thơm, có mùi vị hăng nồng đặc trưng của hành. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được một vị chua chua và vị cay nhè nhẹ nơi đầu lưỡi. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết biết >cách muối hành ngon bởi nếu không khéo léo và có bí quyết riêng, món dưa của bạn sẽ không thể ăn vì mùi quá hăng và phải bỏ đi đấy.
Để muối hành tím ngon, các bạn nên chọn mua hành tím Lý Sơn. Đây là loại hành tím này có vị cay và giòn hơn so với các loại hành tím khác, dùng để muối hành tím sẽ có tạo nên hương vị cực kỳ ngon. Hành tím Lý Sơn nên mua vào khoảng thời gian từ tháng 12 đến đầu tháng 1.
Cách muối hành tím giòn ngon, đơn giản, không lo đóng váng
Nếu các bạn không mua được hành tím Lý Sơn thì vẫn có thể sử dụng các loại hành tím khác.
Nên chọn hành tím loại bánh tẻ (củ không quá già, không quá non). Củ to vừa phải, cầm lên tay tạo cảm giác chắc. Kích thước mỗi củ hành tím đều nhau.
Bước 1: Hành tím sau khi mua về ngâm vào nước vo gạo. Mục đích của việc ngâm hành là để cho hành bớt mùi hăng, tạo độ giòn, chắc và giữ hành được lâu.
Bước 2: Sau đó, các bạn mang hành đi bóc bỏ vỏ. Rồi rửa qua bằng nước lạnh và để ráo nước.
Bước 3: Pha hỗn hợp nước giấm để ngâm hành tím: cho vào tô lớn 1 lít nước lọc, 100g đường trắng, 50ml nước giấm và 3 muỗng muối, khuấy thật đều và đun sôi. Khi hỗn hợp đã sôi, đường - muối đã tan hết thì tắt bếp, để nguội.
Bạn có thể dựa vào tỉ lệ như sau: 1kg hành tím dùng 0,5 lít giấm để pha nước ngâm sao cho phù hợp nhất.
Bước 4: Lọ thủy tinh dùng để đựng hành tím ngâm bạn cần tráng rửa thật sạch bằng nước sôi.
Bước 5: Cách ngâm hành tím: Cho hành tím vào lọ thủy tinh, đổ toàn bộ hỗn hợp giấm vừa nấu đến khi ngập mặt hành tím thì ngưng. Đậy kín nắp hũ thủy tinh, để sau khoảng 7 ngày là có thể ăn được.
Khi bạn ngâm hành nên thực hiện đúng theo quy trình ngâm. Vì như vậy mới đảm bảo muối hành tím khi ngâm giòn ngon.
Từ quá trình ngâm hành tím, đến khi rửa hành và lột vỏ hành đều phải làm thật sạch sẽ. Hành tím sau khi rửa phải để thật khô, không còn chút nước nào mới bắt đầu cho hỗn hợp giấm muối vào ngâm.
Các dụng cụ dùng để ngâm hành như hũ thủy tinh cần phải sạch sẽ và khô ráo, chỉ cần một chút nước trong đó là hành có thể bị khú, nổi váng nhớt, có màng trắng và không để được lâu.
Khi gắp hành ra dùng thì nên dùng đũa phải khô, sạch, không dính nước.
Để có được bát hành muối trắng, giòn, ngon, các bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu sau:
Cách muối dưa hành trắng giòn ngon
Bước 1: Sơ chế hành
Một lưu ý trong bước này là các bạn cần chọn những củ hành muối nhỏ, không nên chọn quá to hoặc củ có kích thước không đều nhau sẽ rất khó muối. Cũng có thể chọn loại hành tươi, vẫn còn rễ để hành có độ ngọt.
Hành được chọn cẩn thận, bạn sẽ đem về rửa lại cho sạch cát, bụi bẩn rồi ngâm vào nước vo gạo hoặc tro bếp để qua đêm. Mục đích của việc này là để hành được sạch, trắng và giòn hơn khi muối. Tuy nhiên, ngày nay mọi người có xu hướng dùng nước vo gạo để ngâm hành hơn là dùng tro của bếp để ngâm.
Bước 2: Bóc hành
Sau khi ngâm hành qua đêm xong, cách muối dưa hành trắng giòn ngon cho Tết 2020 bạn cần làm là dùng muối trắng hòa với nước sạch để gọn một bên. Hành cắt hết rễ, bóc sạch các lớp vỏ già, bóc đến đâu ngâm với nước muối ngay lúc đó. Bạn chú ý khi bóc hành, bóc hết lớp vỏ già và héo của của hành để khi muối hành sẽ giòn hơn.
Bước 3: Muối hành
Để hành khi muối có được độ giòn và ngon, thì việc bạn sử dụng loại các loại nguyên liệu như: muối, đường, dấm rất quan trọng. Để củ hành được trắng, không bị thâm đen thì việc bạn dùng nước mắm là bắt buộc.
Để cho hành muối ngon vị, bạn pha một bát nước mắm loại ngon hòa với 2/3 bát đường, một bát nước dấm với tỷ lệ là 2 bát nước lọc, rồi trộn đều vào nhau. Cho hỗn hợp nước mắm này đem đun sôi với 3 bát nước rồi để nguội.
Cho tất cả các củ hành vào ngâm muối rồi vớt ra ráo nước. Xếp xen kẽ hành vào lọ thủy tinh hoặc hũ, cho thêm một ít hoa riềng (nếu có). Đổ hỗn hợp nước mắm đã để nguội vào lọ cho đến khi hành ngập nước. Đậy chặt nắp lại, sau khoảng 1 tuần là bạn có thể nhận thấy hành đã thơm ngon và chín.
Để học được cách muối dưa hành miền bắc giòn, thơm, chuẩn vị thì cần phải chuẩn bị các nguyên liệu sau:
Cách muối dưa hành kiểu miền Bắc
Bước 1: Ngâm hành, sơ chế hành
Hành là nguyên liệu chính trong cách muối hành theo kiểu miền bắc. Vì vậy, các bạn cần phải chú ý ngay từ khâu lựa chọn hành. Khi chọn hành, các bạn nên chọn củ hành nhỏ, vừa ăn. Không nên chọn những củ quá to vì như vậy hành khi muối sẽ lâu chín và khó ăn kèm với các món khác.
Người miền Bắc thường chọn hành tươi để muối hành, thời điểm muối dưa hành ngon nhất là vào mùa đông, xuân.
Hành sau khi đã mua về để nguyên vỏ, ngâm cùng với nước vo gạo hoặc tro bếp để qua đêm. Ngâm hành sẽ giúp hành sạch, đỡ hăng, khi muối sẽ giòn hơn, một bí quyết trong cách muối dưa hành miền bắc đúng chuẩn.
Sau khi ngâm, các bạn hòa muối vào khoảng 2 lít nước sạch. Hành được cắt bỏ rễ, bóc vỏ, rửa qua với nước muối vừa pha, rồi để ráo nước.
Bước 2: Pha chế nước mắm muối hành
Nếu hành là nguyên liệu chính của món ăn thì nước mắm muối hành là yếu tố quyết định tạo nên hương vị trong cách muối dưa hành miền bắc.
Điều đặc biệt của món ăn này là sử dụng nước mắm, đường và giấm để làm chín hành thay vì dùng muối như cách truyền thống. Trong cách muối dưa hành kiểu miền bắc thì việc làm chín hành bằng các hỗn hợp nguyên liệu trên sẽ giúp cho hành trắng, giòn là bảo quản được lâu hơn.
Nước mắm muối hành pha chế như sau: hòa tan 1 bát nước mắm với khoảng ⅔ bát đường, thêm 1 bát giấm, 2 bát nước rồi khuấy đều với nhau. Tiếp đó, các bạn mang hỗn hợp vừa pha xong đun sôi, cho thêm với nước rồi để thật nguội. Để món ăn được tròn vị hơn, các bạn nên chọn mua loại giấm gạo mới làm. Nên hạn chế sử dụng các loại giấm công nghiệp bởi sẽ khiến cho món dưa hành trở nên hăng, lâu chín, vị hành không ngon.
Bước 3: Muối hành
Lau thật khô hũ đựng hành muối, tránh tình trạng hũ còn đọng nước sẽ làm món dưa hành bị váng, vừa mất thẩm mỹ mà hành lại nhanh hỏng. Ngày nay có rất nhiều loại hũ nhựa tiện cho việc muối dưa hành. Tuy nhiên, nhiều người vẫn ưa chuộng sử dụng hũ sành, sứ.
Bạn xếp từng củ hành lần lượt vào hũ, có thể xen kẽ thêm một ít của riềng để món ăn được thơm ngon hơn. Nước mắm đường sau khi đã nguội, bạn trút vào hũ sao cho hành ngập trong nước. Phần nước mắm nên cao quá hành khoảng từ 4-5 cm để tránh lớp hành phía trên bị thâm đen và không chín. Đậy kín hũ, bảo quản nơi khô ráo.
Với cách muối dưa hành miền bắc như thế này, chỉ khoảng sau 1 tuần là bạn có thể thưởng thức món ăn này rồi đấy.
Cách muối dưa hành trắng giòn ngon cho Tết 2022 rất khó, nếu các bạn muối không đúng thì hành có thể bị lên men, nhanh bị úng, thối. Để các lọ dưa hành muối này có thể sử dụng qua dịp Tết thì bạn cần lưu ý:
Một số lưu ý khi muối hành
Trên đây là cách muối hành trắng giòn, không bị hăng cực kỳ đơn giản ngay tại nhà. Bạn cũng có thể áp dụng công thức này trong những ngày đông sắp tới hoặc những ngày cận Tết để đổi món cho cả nhà nhé!