Trong cuộc sống hôn nhân, việc cơm chẳng lành canh chẳng ngọt là điều không thể tránh khỏi. Ngoài việc cãi vã thì các cặp vợ chồng giận nhau không nói chuyện trong thời gian khá dài là điều thường thấy. Vậy vợ chồng giận nhau phải làm sao để giảng hòa?
Khi chung sống trong một mái nhà, hai cá thể có những quan điểm, tính cách không hoàn toàn thống nhất thường có những lúc tranh cãi. Việc bất đồng quan điểm dẫn đến cãi vã, “chiến tranh” là điều hết sức bình thường.
Tùy vào mỗi gia đình với cá tính của riêng mỗi vợ chồng, tùy vào tính chất của các vụ “chiến tranh” sẽ có những cách giải quyết xung đột khác nhau. Có những lần chỉ là một vài câu tranh cãi rồi thôi, cũng có những lần >vợ chồng giận nhau lâu ngày, không ai chịu nhận sai trước. Và không tính đến vấn đề lớn nhỏ của vụ việc, việc vợ chồng giận im lặng không thèm nói với nhau câu nào, hay chúng ta còn thường gọi là các cuộc “chiến tranh lạnh”, chính là một trong những phương pháp chiến tranh thường thấy nhất.
Có nhiều quan điểm không đồng nhất về việc vợ chồng giận nhau không nói chuyện. Nhiều người cho rằng việc im lặng có thể sẽ giảm bớt các xung đột vũ lực hay tổn thương tâm lý khi cãi vã. Nhưng cũng có nhiều quan điểm cho rằng, việc im lặng sẽ khiến cho cả hai cảm thấy ngột ngạt khó chịu, những tổn thương tâm lý có thể sẽ nặng nề hơn so với việc cãi vã. Lý do là dù cãi vã, to tiếng với nhau nhưng hai bên vẫn có sự tương tác và có hướng để bày tỏ những bức xúc, quan điểm của mình.
Khi vợ chồng giận nhau và sử dụng phương pháp “chiến tranh lạnh”, theo nghiên cứu, người khởi xướng những cuộc chiến như vậy thường là phụ nữ. Tâm lý của phụ nữ lúc nào cũng muốn được chồng nhường nhịn, kể cả khi cãi nhau, bất đồng quan điểm. Họ luôn muốn chồng mình giảng hòa trước. Lý do là họ muốn thông qua đó để chứng tỏ rằng chồng vẫn luôn yêu thương vợ.
Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy, những người chồng lại thường “cứng đầu” hơn trong mỗi cuộc chiến tranh. Đàn ông có cái tôi của phái mạnh, dù họ sai nhưng họ vẫn luôn phải chiến đấu vì cái tôi của mình. Còn phụ nữ thì cứ luôn chờ đợi chồng giảng hòa, nhận sai trước. Chính vì thế việc vợ chồng giận nhau không nói chuyện càng kéo dài.
Các chuyên gia khuyên rằng, mỗi người trong chúng ta, đặc biệt là trong mối quan hệ vợ - chồng, khi có xung đột, cần phải có cách xử lý khéo léo. Ai làm hòa trước không quan trọng, không căn cứ vào việc phải người sai nhận lỗi trước thì mới được. Người nhận sai trước có thể đó là người vợ, cũng có thể là người chồng. Tuy nhiên, người vợ nên là người chủ động làm lành trước, dùng sự mềm mỏng của mình để phân tích cho chồng cái đúng, cái sai.
Có nhiều giải pháp để giảng hòa việc vợ chồng giận nhau không nói chuyện. Ngay dưới đây sẽ là một số cách giảng hòa cực kỳ hữu hiệu.
Đối với các ông chồng có cô vợ hay giận dỗi, khi muốn giảng hòa trong trường hợp vợ giận không nói gì thì điều trước tiên phải làm chính là nói lời xin lỗi. Một lời xin lỗi có thể không cần cầu kỳ và cũng không quan trọng là ai đúng ai sai, nhưng nó xuất phát từ sự chân thành của người chồng. Thể hiện được sự trân trọng của người chồng đối với người vợ, sẽ là biện pháp hữu hiệu nhất.
Việc chiều chuộng đối phương là một trong những phương thức lấy lòng hữu hiệu. Có thể là một bữa ăn ngon gồm những món mà đối phương thích, hoặc một món quà nhỏ,… Đó là lời xin lỗi khiến cả vợ và chồng cảm thấy được giải tỏa.
“Vợ chồng đầu giường đánh nhau cuối giường làm hòa” là câu nói luôn luôn đúng từ trước đến nay. Chuyện chăn gối luôn là một trong những phương pháp giải quyết mâu thuẫn nhanh gọn, dứt điểm nhất. Với phần đông các cặp vợ chồng thì đây chính là “thần dược” giải quyết mọi vấn đề, giúp duy trì hôn nhân hạnh phúc.