Phù dâu là một trong những đặc điểm cưới hỏi quen thuộc trong những đám cưới tại Việt Nam. Tuy nhiên, bạn đã biết được thực sự phù dâu là gì, phụ dâu là làm gì trong tiệc cưới, vì sao phù dâu phải là người chưa kết hôn.
Thực chất, >phù dâu không phải là một văn hóa phương Tây lưu truyền vào Việt Nam mà đã có từ thời xa xưa. Vào thời xưa, các cô gái trẻ chỉ tầm 13, 14 tuổi đã lấy chồng vào độ tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” này, ông bà thường gửi gắm những người lớn hơn như cô, dì, chị gái theo giúp các cô dâu vào ngày cưới. Từ đó, danh xưng phù dâu ra đời.
Ngày nay, phù dâu là những cô gái thân thiết với cô dâu chú rể, đồng thời là người đồng hành giúp đỡ những công việc chuẩn bị đám cưới, vừa là người giúp cặp đôi thư giãn, >giải trí để giảm căng thẳng trong quá trình tổ chức lễ cưới. Hoặc, phù dâu còn có thể là những bạn nhỏ giúp tung hoa, đỡ váy cho cô dâu tiến đến lễ đường.
Phù dâu là ai?
Phù dâu thường là một hoặc nhiều cô gái, nhưng thường chỉ có một người được chọn làm phù dâu chính thức. Người này thường xuất hiện bên cô dâu trong các nghi lễ của đám cưới, từ lễ đính hôn đến lễ ăn hỏi. Họ cũng là những người sẽ giúp cô dâu chuẩn bị và thu xếp mọi việc trước, trong và sau khi tổ chức đám cưới.
Tại sao cần có phù dâu?
Theo tập tục xưa, việc có phù dâu là vì hôn nhân thường được sắp đặt, do cha mẹ quyết định, và nhiều nơi có thói quen tảo hôn. Thông thường, "Con gái mười ba tuổi về nhà chồng đã biết gì đâu!" Do đó, cô dâu cần có người dẫn đường. Người hướng dẫn cô dâu được gọi là phù dâu.
Ngày xưa, phù dâu thường là chị em hoặc người thân thân thiết của cô dâu, có khả năng thuyết phục, sẵn sàng giúp đỡ và được cô dâu kính trọng, yêu mến, và được bố mẹ cô dâu ủy thác. Phù dâu thường là người có phúc lợi, may mắn, duyên dáng và có phận đẹp, là một cô gái tốt, ngoan ngoãn, đến từ gia đình ấm áp có thể chia sẻ kinh nghiệm về việc làm dâu, làm mẹ, làm vợ cho em hoặc cho cháu của mình.
Thường thì phù dâu sẽ ở lại với cô dâu từ năm đến bảy ngày sau đám cưới để giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm. Thông thường, phù dâu sẽ trở lại gặp dâu rể trong các dịp lễ khác. Ngày nay, vai trò của phù dâu đã thay đổi, thay vì là người thân trong gia đình, phù dâu thường là bạn bè thân thiết của cô dâu.
Chọn phù dâu như thế nào?
Có 2 tiêu chí quan trọng mà các cặp đôi nên cân nhắc đến khi >chọn phù dâu, đó là mức độ thân thiết và số lượng.
Thứ nhất, về độ thân thiết, các bạn hãy lựa chọn những người cực kỳ quen thuộc, quan trọng với mình. Cô dâu có thể lựa chọn anh chị em ruột trong gia đình, bạn bè lâu năm hoặc đồng nghiệp thân thiết.
Thứ hai, về số lượng, bạn có thể lựa chọn khoảng 1 – 5 người để làm phù dâu cho mình. Tuy nhiên trong đó có một người làm phù dâu chính, theo sát cô dâu trong suốt đám cưới. Những người còn lại sẽ giúp những công việc cần thiết trong lễ cưới và giúp đội hình cưới thêm hoành tráng.
Riêng với đội phù dâu nhí, cặp đôi nên lưu ý về độ tuổi, nên chọn các bé từ 5 – 10 tuổi, những bé nhỏ hơn sẽ chưa biết việc, còn những bé lớn hơn thường ngại xuất hiện nơi đông người. Tuy nhiên nếu bé lanh lợi đáng yêu thì bạn hoàn toàn có thể cho vào đội hình để tăng không khí cho buổi lễ.
Tại sao phù dâu phải chưa chồng?
Phù dâu thường là những người bạn thân thiết nhất của cô dâu, hoặc là những người chị em trong gia đình. Vì vai trò đặc biệt của phù dâu, người này cần có mối quan hệ gần gũi và thân thiết với cô dâu, để đảm bảo mọi chuyện trong đám cưới diễn ra thuận lợi và vui vẻ.
Theo quan niệm cổ truyền, nếu chọn người không quen biết hoặc xa lạ để làm phù dâu, có thể làm cho cô dâu không hạnh phúc.
Phù dâu thường là các cô gái có tuổi tác tương đương với cô dâu và chú rể, không phân biệt đã có chồng hay chưa. Tuy nhiên, ở Việt Nam có hai quan niệm:
Thứ nhất: Nếu phù dâu đã có chồng mà vẫn làm phù dâu, có thể bị xem là kém duyên.
Thứ hai: Nếu đã có chồng thì không nên làm phù dâu.
Tuy nhiên, ngày nay, tư tưởng phương Tây đã được nhiều người chấp nhận hơn, và việc lựa chọn phù dâu thường chỉ cần là những người thân thiết với cô dâu và có thể giúp đỡ cô trong những công việc cần thiết trong ngày cưới.
Làm phù dâu có mất duyên không?
Nhiều người quan niệm rằng, làm phù dâu tức là lấy duyên của mình để bán cho cặp đôi tân lang tân nương, khi đó người làm phù dâu sẽ bị mất duyên, sau này có thể khó lập gia đình. Tuy nhiên đây chỉ là lời đồn đoán, chưa có bằng chứng xác minh, vì vậy khi được mời làm phù dâu bạn nên cảm thấy hãnh diện vì được tin tưởng và trở thành người quan trọng trong ngày cưới. Thêm vào đó, sau đám cưới, tình bạn giữa bạn và cô dâu chú rể sẽ càng thêm gắn bó khăng khít.
Hơn nữa hiện nay rất nhiều người sau khi làm phù dâu đã gặp được người phù hợp với mình và nên duyên vợ chồng. Vì vậy, trong đám cưới hãy trở thành một phù dâu xinh đẹp và cố gắng hết mình để cô dâu chú rể có một ngày trọng đại đáng nhớ nhé.
Phù dâu đảm nhận các công việc gì trong đám cưới?
Trước ngày cưới
Trước ngày cưới, nhiệm vụ chính của phù dâu là hỗ trợ cô dâu chú rể những công việc của đám cưới và giúp đỡ hai người giải trí, xả stress trong quá trình tổ chức đám cưới.
Về công việc tổ chức đám cưới : phù dâu sẽ giúp đỡ cô dâu những công việc như lên kế hoạch tổ chức, góp ý về trang phục, dịch vụ trang trí, chụp ảnh cưới và mua sắm những dụng cụ cần thiết.
Về những hoạt động giúp cô dâu xả stress, phù dâu sẽ là người cùng cô dâu đi sa, shopping, tổ chức tiệc độc thân…giúp cô dâu thực sự thoải mái trước ngày trọng đại.
Trong ngày cưới
Trong ngày cưới đội phù dâu phù rể lớn và nhí sẽ có những nhiệm vụ khác nhau.
Đội phù dâu nhí sẽ là người nâng váy, tung hoa khi cô dâu tiến đến lễ đường trong khi các bé trai là người trao nhẫn cưới cho chú rể.
Vậy cô dâu phụ làm gì trong ngày cưới? Đây sẽ là những người hỗ trợ cho những công việc phía sau sân khấu như theo dõi các hoạt động của đám cưới, đón tiếp khách mời và chỉn chu diện mạo của cô dâu luôn hoàn hảo trong suốt buổi lễ.
Sau ngày cưới
Sau khi đám cưới kết thúc, phù dâu phù rể sẽ là người hỗ trợ cặp đôi hoàn thiện các hợp đồng dịch vụ, thanh toán, trả đồ và dọn dẹp sau lễ cưới. Thêm vào đó, phù dâu có thể hỗ trợ cặp đôi chuyển vào nhà mới sao cho thuận lợi hơn.