Tỏi có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và được nhiều nhà sáng tạo nội dung cho rằng, ăn tỏi sống có thể giúp giảm mụn.
Ăn tỏi trị mụn trứng cá được không?
Tiến sĩ Priyanka Kuri, nhà tư vấn da liễu tại Bệnh viện Aster Whitefield, Bengaluru (Ấn Độ) cho biết, tỏi là một siêu thực phẩm mạnh mẽ và được ưa chuộng trong các món ăn trên toàn thế giới.
Tỏi có hương vị đậm đà, được biết đến với nhiều lợi ích >dinh dưỡng. Nó giúp cải thiện khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và điều chỉnh lượng đường trong máu.
Theo Tiến sĩ Priyanka Kuri, gần đây, nhiều người sáng tạo nội dung đang chia sẻ video cho rằng, ăn tỏi giúp trị mụn trứng cá nhanh chóng bởi trong tỏi chứa hợp chất hoạt tính sinh học là allicin.
Chất này được hình thành và giải phóng khi tép tỏi bị nghiền nát. Vì vậy, không ít nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng Tiktok khuyên nên nghiền tỏi trước khi ăn sống để đảm bảo nhận được hợp chất có lợi này.
“Các thành phần của tỏi, như allicin và thiosulfinates, có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Nó cũng là một chất tăng cường miễn dịch tuyệt vời. Việc đưa tỏi vào chế độ ăn uống của bạn có thể mang lại nhiều lợi ích bổ sung, có khả năng hỗ trợ duy trì làn da sáng mịn”, Tiến sĩ Priyanka Kuri nói.
Tuy nhiên, về việc ăn tỏi giúp trị mụn trứng cá có đúng như lời đồn đại trên không gian mạng hay không, Tiến sĩ Priyanka Kuri giải thích rằng: “Không có bằng chứng khoa học nào khẳng định chỉ riêng việc ăn tép tỏi sống có thể làm giảm mụn trứng cá".
Bà Priyanka Kuri cũng cho biết, các chuyên gia về da liễu cũng không khuyến khích việc bôi tỏi trực tiếp lên da vì bôi tỏi sống lên các nốt mụn có thể dẫn đến viêm da tiếp xúc và kích ứng.
Lợi ích >sức khỏe khi ăn tỏi
Dựa trên nghiên cứu tại Hàn Quốc năm 2011, allicin trong tỏi được chứng minh có tác dụng giảm cân nhờ đốt cháy chất béo, làm giảm cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể, nhất là khi kết hợp tập thể thao đều đặn.
Tỏi giúp giảm 50% nguy cơ đau tim và đột quỵ do có tác dụng làm giảm xơ vữa động mạch (giảm cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt), hạ triglycerid, ức chế tích tụ tiểu cầu gây đông máu.
Có đến gần 25% người trưởng thành bị cao huyết áp. Tỏi có tác dụng giảm huyết áp do giảm độ nhớt của máu, lưu huỳnh trong tỏi có tác dụng giãn cơ, giãn mạch máu, từ đó dẫn tới giảm huyết áp.
Ngoài ra, tỏi cũng giúp hạ đường huyết tự nhiên, giảm mỡ máu, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, đột quỵ.
Theo nhiều nghiên cứu, tỏi có công dụng đáng kể trong việc giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư, nhất là ung thư đường ruột. Cụ thể, tỏi ức chế quá trình nitrat biến thành nitrite, ngăn cản sự hình thành nitrosamine, giúp phòng ngừa.
Bên cạnh đó, tỏi còn có thể ngăn cản sự xâm hại của độc tố, kim loại nặng, chất gây ung thư đối với cơ thể. Đồng thời, germanium và selen trong tỏi giúp chống đột biến tế bào, ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do, hỗ trợ phòng ngừa ung thư hiệu quả.
Về khả năng hỗ trợ điều trị ung thư, các hoạt chất trong tỏi có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng của khối u, giảm kích thước của khối u tới 50%.
Tỏi có công dụng ngăn ngừa, hỗ trợ kiểm soát sự phát triển của các loại ung thư như vú, dạ dày, vòm họng, đại tràng, thực quản, tuyến tiền liệt, gan, bàng quang…
Hợp chất sulfur trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm cực mạnh. Sử dụng tỏi hằng ngày giúp dự phòng cảm cúm và các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra.
Việc ăn tỏi sống mỗi ngày giúp giảm 63% nguy cơ bị cảm cúm, giúp rút ngắn 70% thời gian bị cảm, phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
Các chất trong tỏi như vitamin C, B6, mangan, kẽm cùng các chất chống oxy hóa và enzyme... có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn thoái hóa xương, nâng cao khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, giúp xương chắc khỏe hơn.
Với phụ nữ, việc ăn tỏi giúp làm chậm quá trình loãng xương bằng cách tăng cường nội tiết tố estrogen. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh về xương khớp, tỏi có tác dụng giảm triệu chứng đau nhức rõ rệt.
Tỏi giúp bảo vệ tế bào não chống lại quá trình lão hóa, làm giảm cholesterol, hạ huyết áp. Vì thế, ăn tỏi sống mỗi ngày giúp ngăn ngừa hiệu quả các bệnh về thần kinh như bệnh mất trí nhớ Alzheimer.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Priyanka Kuri cũng đưa ra cảnh báo không nên sử dụng tỏi với mục tiêu tiêu thụ hàng ngày, vì nếu tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến chứng ợ nóng, ợ chua và hôi miệng dai dẳng.
"Tỏi đã già và mất nước một chút có xu hướng có lợi cho sức khỏe hơn", bà lưu ý và khuyên nên dùng vừa phải và tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trước khi bôi tỏi lên da hoặc ăn tỏi trực tiếp để điều trị mụn.