Vi khuẩn tụ cầu gây ôi thiu trong thức ăn có thể gây nôn ói ngay, còn vi khuẩn Salmonella spp gây ngộ độc có thể xuất hiện các triệu chứng muộn hơn. Nếu người bệnh không được bù nước, điện giải không đủ có thể dẫn đến rối loạn điện giải gây tử vong.
Theo thông tin từ Dân Trí, Liên quan đến vụ tử vong, ngộ độc hàng loạt sau khi ăn bánh được phát tại buổi tiệc Trung thu của chung cư Palm Heights (TP Thủ Đức), Sở Y tế TPHCM ngày 5/10 cho biết, 2 trong số các nạn nhân được phát hiện dương tính với vi khuẩn Salmonella khi xét nghiệm PCR phân.
Trước đó, các chuyên gia của ngành y tế TPHCM thống nhất nhận định, đây là trường hợp ngộ độc thực phẩm hàng loạt, diễn biến phức tạp và khó nhận biết hơn so với các trường hợp> ngộ độc thực phẩm hàng loạt trước đây, thường xảy ra tại các trường học (nhà trẻ, mẫu giáo,…).
Về nguyên nhân gây ra ngộ độc sau ăn bánh su kem, khả năng cao là bánh đã bị nhiễm khuẩn. Sở Y tế TPHCM lý giải, do tất cả trường hợp ngộ độc đều có triệu chứng giống nhau như sốt, đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, bạch cầu máu và CRP (xét nghiệm đánh giá tình trạng viêm nhiễm) tăng cao…
Vào năm 2022, một vụ ngộ độc xảy ra ở Nha Trang với hàng trăm học sinh ngộ độc sau bữa ăn trưa, khiến một em lớp 1 tử vong, Viện Pasteur Nha Trang cũng phát hiện vi khuẩn Salmonella trong mẫu cánh gà chiên mà các nạn nhân đã ăn.
Vi khuẩn này cùng 2 loại vi khuẩn khác được kết luận là nguyên nhân gây ra vụ ngộ độc thực phẩm trên.
Dẫn tin từ Thanh Niên, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố (TP.HCM) cho biết, vi khuẩn Salmonella spp có thể gây nhiễm trùng nặng ở trẻ em hoặc người cao tuổi do hệ miễn dịch kém.
"Vi khuẩn tụ cầu gây ôi thiu trong thức ăn có thể gây nôn ói ngay, còn vi khuẩn Salmonella spp gây ngộ độc có thể xuất hiện các triệu chứng muộn hơn. Nếu người bệnh không được bù nước, điện giải không đủ có thể dẫn đến rối loạn điện giải gây tử vong", bác sĩ Tiến phân tích.
Các triệu chứng khi ngộ độc Salmonella spp thường là đau bụng, nôn ói, tiêu chảy... Một số trường hợp có thể có sốt.
Khi trẻ xuất hiện triệu chứng ngộ độc, người dân nên theo dõi dấu hiệu cảnh báo nặng, nếu uống thuốc còn đau bụng, bứt rứt, nôn ói, có các dấu hiệu mất nước như môi khô mắt trũng cần đưa đến cơ sở y tế để được theo dõi, điều trị.
Để phòng tránh nguy cơ nhiễm khuẩn Salmonella spp, bác sĩ Tiến khuyến cáo phụ huynh rửa sạch tay cho trẻ trước và sau khi ăn, với thực phẩm đóng gói nên chọn hạn sử dụng xa, hạn chế thức ăn ngoài hàng quán, đường phố...