Virus Nipah có thể lây truyền cho người khi tiếp xúc trực tiếp với động vật bị nhiễm bệnh, ví dụ dơi hoặc lợn, hoặc chất dịch cơ thể của chúng (máu, nước tiểu hoặc nước bọt).
Theo thông tin từ VnExpress, Nipah là một loại virus RNA thuộc họ Paramyxoviridae. Đợt dịch đầu tiên trong cộng đồng được phát hiện ở Malaysia năm 1998, khiến 265 người mắc bệnh và 105 trường hợp tử vong. Kể từ đó, mỗi năm có một hoặc hai đợt bùng phát. Hơn một nửa số người nhiễm bệnh chết .
Các khu vực virus lây lan nhiều nhất là Bangladesh, Ấn Độ, Malaysia, Singapore và Philippines.
Nghiên cứu về 248 trường hợp nhiễm >virus Nipah ở Bangladesh kéo dài nhiều năm kết luận khoảng một phần ba số bệnh nhân lây nhiễm từ người khác. Các nhà khoa học ước tính hệ số lây nhiễm R0 (số người lây virus từ cùng một nguồn) là khoảng 0,33. Điều này có nghĩa virus khó có thể lây lan ra xa nguồn động vật. Để so sánh, hệ số R0 của Covid-19 là khoảng 1,4-3,9.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ tử vong do NiV là 40-75%. Tuy nhiên, đợt bùng phát ở Kozhikode năm 2018, con số tương tự lên đến hơn 90%. Người từng nhiễm bệnh và hồi phục phải chịu những tổn thương lâu dài về >sức khỏe. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong do Covid-19 từ 0,7% đến 4%; cúm là 1%...
Dù virus Nipah gây chết người, hiện chưa có bằng chứng cho thấy nó có khả năng lan rộng ra ngoài khu vực con người hoặc gia súc tiếp xúc với dơi nhiễm bệnh. Tuy nhiên, sự bùng phát virus Nipah có thể là dấu hiệu cho thấy động vật hoang dã đang mất dần môi trường sống do sự xâm nhập của con người. Điều này thu hẹp khoảng cách giữa hai loài, làm tăng nguy cơ lây truyền các bệnh khác loài.
Dù hệ số R0 thấp, nếu động vật được vận chuyển đến các thành phố lớn nơi mật độ dân cư dày đặc, nguy cơ lây truyền virus từ người sang người tăng lên. Tình trạng này tạo điều kiện cho virus tiến hóa, gây ra đại dịch mới.
Virus Nipah có thể lây truyền cho người khi tiếp xúc trực tiếp với động vật bị nhiễm bệnh, ví dụ dơi hoặc lợn, hoặc chất dịch cơ thể của chúng (máu, nước tiểu hoặc nước bọt).
Đường lây thứ hai là tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm bị ô nhiễm bởi chất dịch cơ thể của động vật bị nhiễm bệnh (nhựa cây cọ hoặc trái cây bị ô nhiễm bởi một con dơi bị nhiễm bệnh).
Cuối cùng, tiếp xúc gần với người bị nhiễm Nipah hoặc chất dịch cơ thể của họ (bao gồm các giọt nước mũi hoặc đường hô hấp, nước tiểu hoặc máu).
Tỷ lệ nhiễm virus Nipah không triệu chứng thay đổi tùy theo từng đợt bùng phát, dao động từ 17% đến 45%. Biến chứng chính ở người bệnh là viêm não (sưng não). Bệnh nhân cũng bị sốt, đau đầu dữ dội, nhiều người mất phương hướng, buồn ngủ và lú lẫn. Một số bệnh nhân nhiễm trùng khoang ngực.
Hiện chưa có thuốc chính thức điều trị virus Nipah. Bác sĩ thường chăm sóc người bệnh theo triệu chứng riêng lẻ, giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái và hy vọng họ hồi phục.
Theo Sức khoẻ Đời sống, các triệu chứng thường xuất hiện từ 4-14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Triệu chứng phổ biến nhất là sốt, sau đó là nhức đầu, ho, đau họng, khó thở và nôn.
Theo CDC Mỹ, chẩn đoán nhiễm virus Nipah ở giai đoạn đầu gặp khó khăn do triệu chứng ban đầu giống với các bệnh khác.
Nhiễm virus Nipah có thể dẫn đến những triệu chứng nghiêm trọng bao gồm mất phương hướng, buồn ngủ, co giật hoặc viêm não. Tiếp theo, bệnh nhân có thể hôn mê trong vòng 24-48 giờ sau đó.
Tỷ lệ tử vong ở người nhiễm virus Nipah dao động từ 40-75%. Virus Nipah để lại di chứng ở người sống sót sau nhiễm chẳng hạn như những cơn co giật dai dẳng.
Hiện tại chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu đối với virus Nipah mà chủ yếu là điều trị theo triệu chứng, chăm sóc bệnh nhân, cho người bệnh nghỉ ngơi và truyền dịch.
Theo các chuyên gia y tế, một số phương pháp điều trị virus Nipah đang được phát triển. Chẳng hạn như, liệu pháp kháng thể đơn dòng. Trong liệu pháp này, protein miễn dịch được sản xuất trong phòng thí nghiệm, bắt chước các kháng thể cơ thể tạo ra tự nhiên nhằm chống lại virus.
PGS. TS. Diana Finkel cho biết loại thuốc này đã hoàn thành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I và hiện đang được sử dụng trên cơ sở nhân đạo.
Các nhà nghiên cứu cũng đang nghiên cứu lợi ích tiềm năng của remdesivir, loại thuốc tiêm tĩnh mạch dùng để điều trị COVID-19 đã được chứng minh là có tác dụng tốt ở các loài linh trưởng nhiễm virus Nipah.
Theo các chuyên gia y tế, khó có khả năng bùng phát virus Nipah ở Ấn Độ sẽ dẫn tới dịch lây lan toàn cầu. Hiện nay, sự lây lan virus Nipah từ người sang người ở Ấn Độ vẫn ở mức hạn chế.