Số ca nhiễm virus Marburg đang tăng tại nhiều quốc gia... số ca tử vong có thể lên tới 32 người.
Theo Tạp chí điện tử Tiêu và Dùng, Bộ Y tế Việt Nam cho biết, hiện nay, bệnh truyền nhiễm trên toàn cầu được dự báo vẫn diễn biến khó lường. Covid-19 hiện vẫn là tình trạng khẩn cấp về >sức khỏe cộng đồng quốc tế, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát với các biến thể mới, nhất là khi các quốc gia thực hiện chính sách mở cửa để phát triển kinh tế - xã hội, giao thương, du lịch.
Trong khi đó, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi tiếp tục xuất hiện và lây lan như: bệnh Marburg tại khu vực châu Phi; cúm A (H5N1)... Các tác nhân gây bệnh, chủng virus cúm liên tục biến đổi làm giảm khả năng bảo vệ của vaccine, tiềm ẩn nguy cơ đại >dịch. Trong nước, dịch Covid-19 và các bệnh truyền nhiễm khác cơ bản vẫn đang được kiểm soát.
Tuy nhiên, nguy cơ xâm nhập, lây lan của các tác nhân gây bệnh luôn tiềm ẩn, nhất là trong bối cảnh nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao. Một số bệnh truyền nhiễm lưu hành như: tay chân miệng, sốt xuất huyết..., bệnh truyền nhiễm dự phòng bằng vaccine cũng có nguy cơ gia tăng số mắc. "Loại virus này không mới nhưng tỷ lệ tử vong cao, rất nguy hiểm. Khi mới nhiễm có thể bị sốt, mệt mỏi, đau cơ, nhức đầu, từ ngày thứ 5 có thể nôn ói, xuất huyết, suy đa tạng. Tỷ lệ tử vong có thể lên đến 80%. Tuy nhiên điều may mắn khả năng lây truyền thấp, lây qua giọt bắn và tiếp xúc, không lây qua không khí nên mức độ lây lan chậm hơn SARS-CoV-2", bác sĩ Thắng chia sẻ.
Cũng theo VietNamNet, trên website chính thức, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa đưa ra nhận định về số người tử vong liên quan tới >virus Marburg ở Guinea Xích Đạo. Theo đó, 7 ca đã được xét nghiệm khẳng định nhiễm virus, 20 ca có các triệu chứng nhưng không được lấy mẫu xét nghiệm.
Trước đó, WHO cũng cho biết 5 người đã tử vong do nhiễm virus Marburg ở Tanzania.
Như vậy, tới nay, thế giới đã ghi nhận có 33 trường hợp tử vong do liên quan tới đột bùng phát virus Marburg ở hai nước châu Phi.
Mới đây, Guinea cũng ghi nhận thêm 8 ca nhiễm virus Marburg ở các tỉnh Kie-Ntem, Litoral và Centre-Sur. Các khu vực này cách xa nhau cho thấy khả năng virus đã lan rộng hơn.
WHO đánh giá nguy cơ của đợt bùng phát rất cao ở cấp quốc gia, vừa phải ở cấp khu vực và thấp trên toàn cầu. Tổ chức này đã cử các chuyên gia hỗ trợ hai quốc gia phản ứng với đợt bùng phát bệnh và tăng cường sự tham gia của cộng đồng.
Virus Marburg gây sốt xuất huyết, có độc lực cao. Nguy cơ tử vong của người nhiễm Marburg tương tự Ebola. Đợt bùng phát bắt đầu từ tỉnh Kie-Ntem, gây ra ca tử vong vào đầu tháng 1, lan đến thành phố Bata của Guinea Xích Đạo.
WHO cảnh báo thực tế trên cho thấy virus đã lan truyền rộng hơn và đòi hỏi "các nỗ lực tăng cường ứng phó để tránh dịch bệnh quy mô lớn và thiệt hại về người".
Do đó, những nỗ lực của chính quyền, với sự hỗ trợ của WHO, nhằm ngăn chặn virus ở tỉnh Kie-Ntem là không đủ. "Các chuyên gia bổ sung của WHO sẽ được triển khai trong những ngày tới", WHO thông tin.
Theo Africa News, cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc cũng giúp Gabon và Cameroon tăng cường khả năng chuẩn bị và ứng phó với dịch bệnh.
Virus Marburg được truyền từ dơi ăn quả sang người và lây lan ở người thông qua tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể của người bệnh hoặc các bề mặt, vật liệu. Tỷ lệ tử vong có thể lên tới 88%.
Hiện chưa có vắc xin hoặc thuốc kháng virus nào được phê duyệt để điều trị căn bệnh trên. Thay vào đó, các bác sĩ tiến hành chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng, bù nước bằng đường uống hoặc tĩnh mạch để tăng cơ hội sống sót.
Theo WHO, các chuyên gia đang đánh giá một loạt các phương pháp điều trị tiềm năng, bao gồm các sản phẩm máu, liệu pháp miễn dịch và thuốc, cũng như các loại vắc xin.