Chiều 20/5, TS.BS Lê Quốc Hùng - Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết, vừa tiếp nhận 3 bệnh nhân biểu hiện mệt mỏi, đau đầu, choáng váng, đau bụng và tiêu chảy, diễn tiến của ngộ độc botulinum.
Theo thông tin từ VietNamNet, hiều 20/5, TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Trưởng đơn vị Hồi sức Chống độc, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), cho biết cả 3 bệnh nhân đều sống tại TP Thủ Đức, thuộc 2 gia đình khác nhau. Trong đó, người anh 26 tuổi nhập viện trước, người em ruột 18 tuổi được chuyển từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM sang. Và người đàn ông 45 tuổi bị nghi nhiễm botulinum cũng đang được điều trị tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định.
Người nhà bệnh nhân cho biết, trước đó, cả 3 người ăn loại mắm để lâu ngày. Đến ngày 14/5, tất cả đều có biểu hiện mệt mỏi, đau đầu, choáng váng, đau bụng và tiêu chảy. Một ngày sau đó (ngày 15/5), tình trạng của 3 bệnh nhân tiến triển nặng hơn, yếu cơ và nhìn đôi (nhìn một vật thấy hai ảnh).
Hiện nay, bệnh nhân 18 tuổi và 45 tuổi đang phải thở máy, liệt cơ, sức cơ 1/5. Bệnh nhân 26 tuổi có thể hoạt động, tự thở được, sức có 3/5-4/5. Tuy nhiên, nhiều khả năng sẽ diễn tiến đến nguy cơ phải thở máy trong những ngày tới.
Đối với trường hợp bệnh nhân 45 tuổi, sau khi cấy mẫu phân và thực hiện xét nghiệm PCR, kết quả cho thấy có sự hiện diện của độc tố botulinum type A.
Ngay lúc , thuốc duy nhất trung hòa độc tố Botulinum là thuốc Botulism Antitoxin Heptavalent (BAT). Tuy nhiên, đây là loại thuốc rất hiếm và đắt đỏ, chỉ có một hãng dược ở Canada sản xuất. Đáng chú ý, lúc này TP.HCM và cả nước đã cạn thuốc giải độc tố botulinum. Trước đó, Bệnh viện Chợ Rẫy điều phối thuốc giải có giá 8.000 USD/lọ này ra Quảng Nam để cứu bệnh nhân ngộ độc sau ăn món cá chép muối ủ chua.
Trước đó, theo nguồn tin từ Zingnews, ngày 13/5, TP.HCM cũng ghi nhận 3 bệnh nhi 10 tuổi, 13 tuổi và 14 tuổi là anh em ruột trong gia đình, bị >ngộ độc Botulinum sau khi ăn bánh mì kẹp chả lụa từ người bán dạo không rõ nguồn gốc.
Sau khi ăn khoảng 12-18 giờ cùng ngày, các bé xuất hiện nhiều triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, ói và tiêu chảy nhiều lần nên được đưa vào Bệnh viện Nhi đồng 2 cấp cứu. Hai lọ thuốc giải BAT cuối cùng tại Việt Nam đã được truyền để cứu các bệnh nhi này.
Ngộ độc Botulinum do vi khuẩn kỵ khí có tên là Clostridium botulinum gây ra. Độc tố thần kinh được tiết ra từ vi khuẩn này có thể xâm nhập vào dạ dày, ruột... mà không bị axit của dịch vị tiêu hủy. Đây cũng là chất độc gây chết người mạnh nhất từng được biết.