Qua thăm khám và thực hiện các chỉ định cận lâm sàng, xác định bệnh nhân bị phình hình túi động mạch chủ bụng dưới thận nên cần phải phẫu thuật.
Theo thông tin từ báo Công Luận, đây là trường hợp của bệnh nhân N.T.K, 72 tuổi, trú tại Hưng Yên, vào viện do di chứng> tiêm giảm đau cột sống ở cơ sở y tế không đảm bảo chất lượng.
Ths. BS Dương Ngọc Thắng – Khoa Ngoại tim mạch và lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thông tin, bệnh nhân K vào viện vì đau bụng, bụng chướng dần, có biểu hiện nhiễm trùng đã được điều trị kháng sinh. Tuy nhiên tình trạng đau bụng có xu hướng tăng dần.
Qua thăm khám và thực hiện các chỉ định cận lâm sàng, xác định bệnh nhân bị phình hình túi động mạch chủ bụng dưới thận nên cần phải phẫu thuật.
Phẫu thuật thắt động mạch chủ bụng và làm cầu nối ngoài giải phẫu khác so với phẫu thuật phình động mạch chủ bụng thông thường là chỉ cần thay đoạn mạch. Phẫu thuật này có rất nhiều nguy cơ như nhiễm trùng tái phát, tắc cầu nối sau vài năm và tăng tỉ lệ tử vong của bệnh nhân.
Như vậy việc tiêm giảm đau vào cột sống khiến bệnh nhân này đối mặt với nguy cơ tử vong và di chứng suốt đời.
Hiện tại, sau phẫu thuật, tình trạng bệnh nhân đã ổn định, nhiễm trùng được kiểm soát, các cầu nối thông tốt.
Tuy nhiên bệnh nhân còn phải sử dụng kháng sinh dài ngày với nguy cơ nhiễm trùng tái phát bất kỳ lúc nào. Kèm theo đó là nguy cơ tắc cầu nối gây thiếu máu nuôi chi dưới cấp tính.
Khả năng bệnh nhân còn phải chịu một cuộc mổ nữa để lập lại lưu thông mạch chi dưới sau khi không còn tình trạng nhiễm trùng.
Dẫn tin từ VTV, bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nếu điều trị không đúng cách, có thể làm cho tình trạng nặng lên, thậm chí gây tàn phế suốt đời. Việc tự ý tiêm các loại thuốc không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn y tế có thể làm tăng các yếu tố nguy cơ gây các biến chứng nặng nề, gây nhiễm trùng. Vì vậy, người dân khi có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh như đau lưng, giảm khả năng vận động… cần tới các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.