Mới đây, cho biết, Văn phòng Sở Y tế TPHCM đã tiếp nhận đơn đề nghị làm rõ vụ việc người phụ nữ nguy kịch khi ủ tê làm da tại cơ sở thẩm mỹ.
Thông tin từ Báo Dân Trí, theo trình bày trong đơn, trưa 13/1 sau giờ làm việc, con gái ông T. đến cơ sở >thẩm mỹ Cao Kim (quận 10, TPHCM), được tư vấn và thực hiện dịch vụ >làm đẹp da.
Thời điểm gây tê lần thứ nhất, chị N. vẫn tỉnh táo bình thường. Khi cơ sở thẩm mỹ tiếp tục thực hiện gây tê lần thứ hai thì người phụ nữ xuất hiện triệu chứng nôn ói, chóng mặt, mệt lả. Sau đó, phía cơ sở tiếp tục tiêm một loại thuốc (không rõ loại) thì chị N. xuất hiện thêm triệu chứng đau đầu dữ dội, mắt tối sầm, nôn ói liên tục, khó thở...
Nhân viên cơ sở đã đưa khách hàng đi cấp cứu tại Bệnh viện Nhân dân 115 (TPHCM) và nằm viện từ ngày 13/1. Người cha cho biết, nhận định ban đầu nguyên nhân gây nên tình trạng nguy kịch cho con gái ông là ngộ độc thuốc tê.
"Nay tôi làm đơn này kính mong quý Sở Y tế xem xét thành lập Hội đồng chuyên môn để đánh giá, kết luận nguyên nhân gây tai biến y khoa, tình trạng nguy kịch đến tính mạng của con tôi", phía gia đình trình bày. Đại diện Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết, sau nhiều ngày điều trị, đến nay tình trạng của bệnh nhân N. đã dần phục hồi, được rút nội khí quản, cai máy thở, không còn phải lọc máu. Bệnh nhân hiện được chuyển từ khoa Hồi sức tích cực - Chống độc (ICU) sang khoa Cơ xương khớp để theo dõi, xử trí tình trạng viêm phổi.
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống trước đó, BS.CKI Lê Anh Tuấn - Phụ trách phòng Kế hoạch tổng hợp - Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết: "Bệnh nhân T.N nhập viện trong tình trạng lơ mơ, huyết áp thấp, không biết gì, phản vệ nặng, nghi ngộ độc chất Lidocain dùng để ủ tê. Bệnh viện đã tiến hành đặt nội khí quản, dùng thuốc vận mạch để ổn định huyết áp và tầm soát các tác nhân khác".
Kết quả cho thấy, phổi bệnh nhân T.N tổn thương nặng, đã trắng xóa 2 bên, có dấu hiệu suy hô hấp, tổn thương đa cơ quan, suy đa tạng, bạch cầu tăng, nhiễm trùng. Bệnh nhân đã được lọc máu liên tục, đồng thời sử dụng thuốc vận mạch để ổn định huyết áp, thở máy.
Tới ngày 19/1, sau 7 ngày điều trị hiện >sức khỏe bệnh nhân T.N đã cải thiện, mở mắt, giao tiếp được, gọi hỏi bệnh nhân hiểu. Bệnh nhân đã tạm thời ổn định nên tiến hành ngưng thuốc vận mạch nhưng vẫn cần hỗ trợ thở máy.
"Mặc dù có cải thiện nhưng tiên lượng nặng, bệnh nhân vẫn phải nằm phòng Hồi sức tích cực để các bác sĩ theo dõi sát", bác sĩ Tuấn cho hay.