Theo thông tin từ tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết có thêm 6 trường hợp mắc bệnh Marburg, nâng tổng số ca được xác nhận trong phòng thí nghiệm lên 16. Trong số đó, 11 trường hợp đã tử vong.
Theo đó, >Guinea Xích đạo báo cáo thêm 6 trường hợp mắc bệnh Marburg, nâng tổng số ca được xác nhận trong phòng thí nghiệm lên 16. Trong số đó, 11 trường hợp đã tử vong.
Trước đó, trong một bài đăng trên Twitter hôm 30/3, Bộ Y tế Guinea Xích đạo cho biết kể từ khi dịch bệnh bùng phát, 9 người đã tử vong, một người khỏi bệnh. 825 người từ tiếp xúc với người nhiễm bệnh được ngành y tế ráo riết truy vết.
Guinea Xích đạo xác nhận đợt bùng phát dịch bệnh đầu tiên là vào tháng 2. Từ tuần trước, nước này đã báo cáo 9 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận trong phòng thí nghiệm, số ca nghi nhiễm lên đến 20.
WHO cho biết đợt bùng phát >virus Marburg gây tử vong ở Guinea Xích đạo đã gia tăng đáng kể.
Cơ quan y tế nhận định các ca bệnh đã lan rộng khắp ba tỉnh khác nhau trong phạm vi hơn 160 km “cho thấy khả năng lây truyền virus rộng hơn”.
Marburg có tỷ lệ tử vong cao, gây sốt xuất huyết và là một trong những bệnh cần đánh giá theo Quy định Y tế Quốc tế.
Virus Marburg thuộc cùng họ filovirus với Ebola và gây ra các triệu chứng như sốt, đau đầu, mệt mỏi. Sau đó, chúng có thể gây ra xuất huyết và chảy máu từ các lỗ trên cơ thể.
Đồng thời, WHO cũng khuyến cáo người dân nên hạn chế đi lại và/hoặc buôn bán quốc tế ở Guinea Xích đạo.
Ngày 24/3, giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Phi, ông Matshidiso Moeti, cho biết hiện virus Marburg đã lan truyền ở ba khu vực khác nhau trong phạm vi hơn 160 km, cho thấy khả năng lây truyền của virus rộng lớn hơn.
Quốc gia mới nhất ghi nhận ca nhiễm virus Marburg là Tanzania. Trước đó, 9 người ở Guinea Xích đạo tử vong vì virus này. Cameroon phát hiện 2 trường hợp nghi mắc.
Phòng thí nghiệm Y tế Công cộng Quốc gia Tanzania đã phân tích mẫu và xác định 8 trường hợp dương tính, có triệu chứng sốt, nôn mửa, xuất huyết và suy thận. 5 trong số 8 trường hợp đã tử vong, ba người còn lại đang điều trị.
"Nỗ lực của các cơ quan y tế Tanzania trong việc xác định nguyên nhân gây bệnh là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy quyết tâm ứng phó hiệu quả với đợt bùng phát. Chúng tôi đang hợp tác với chính phủ để nhanh chóng tăng cường kiểm soát, nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus và chấm dứt đợt bùng phát càng sớm càng tốt", ông Moeti cho biết.
WHO đang hỗ trợ Bộ Y tế Tanzania triển khai đội cấp cứu đến thành phố Kagera để thực hiện thêm các cuộc điều tra dịch tễ học. Nhóm cấp cứu sẽ tập trung vào việc tích cực tìm kiếm ca bệnh trong cộng đồng và các cơ sở y tế để xác định thêm người tiếp xúc và cung cấp dịch vụ chăm sóc thích hợp cho họ.
Ngày 20/3, Bộ Y tế Việt Nam cũng yêu cầu giám sát 21 ngày với người nhập cảnh từ các nước châu Phi đang có dịch Marburg, do bệnh có khả năng lây truyền và tỷ lệ tử vong cao. Yêu cầu được Bộ Y tế đưa ra trong bối cảnh virus Marburg hiện lây lan ở khu vực châu Phi.
"Đây là bệnh đặc biệt nguy hiểm, khả năng lây truyền và tỷ lệ tử vong 50-88%", Bộ Y tế cảnh báo, thêm rằng bệnh có nguy cơ xâm nhập Việt Nam.
Bệnh do virus Marburg có độc lực cao và gây sốt xuất huyết, với tỷ lệ tử vong lên tới 88%. Virus cùng họ với virus gây bệnh Ebola.
Dấu hiệu mắc bệnh là sốt cao, nhức đầu dữ dội và khó chịu nghiêm trọng. Nhiều trường hợp phát triển các triệu chứng xuất huyết nghiêm trọng trong vòng bảy ngày.
Virus được truyền sang người từ dơi ăn quả và lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể, bề mặt và vật liệu bị nhiễm bệnh.