Theo thống kê của Bộ y tế, tình hình nhập viện tai nạn giao thông, pháo nổ tăng trong dịp Tết Nguyên đán so với năm 2022.
Cụ thể, theo thông tin từ Báo Kinh tế đô thị, báo cáo tổng hợp cho biết, số bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc là 76.871 trường hợp. Theo đó, tất cả các cơ sở khám chữa bệnh đã bảo đảm tổ chức trực 4 cấp đầy đủ, thực hiện khám, cấp cứu cho trên 47.000 bệnh nhân, giảm 13,8% so với cùng ngày Tết Nhâm Dần 2022. Số bệnh nhân phải nhập viện điều trị nội trú là 19.042 trường hợp, chiếm 52% số tới khám, giảm 29,1% so với cùng ngày Tết Nhâm Dần 2022.
Các cơ sở khám, chữa bệnh trên cả nước đã thực hiện 2.442 ca phẫu thuật cấp cứu, trong đó 705 ca phẫu thuật chấn thương sọ não do các nguyên nhân; đỡ đẻ, mổ đẻ thành công đón 2.491 trẻ chào đời và cho xuất viện 31.844 bệnh nhân điều trị khỏi về nhà ăn Tết.
Trong ngày mùng 1 Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, tổng số khám, cấp cứu liên quan đến >tai nạn giao thông là 4.353 trường hợp, tăng 2,4% so với cùng ngày Tết Nhâm Dần 2022. Trong đó, số lượt tai nạn giao thông phải nhập viện điều trị nội trú hoặc theo dõi là 1.563 trường hợp, tăng 12,8% so với cùng ngày Tết Nhâm Dần 2022, chuyển tuyến trên điều trị 511 trường hợp. Tổng số ca tử vong do tai nạn giao thông, bao gồm cả tử vong trước khi đến bệnh viện và tiên lượng tử vong xin về là 44 ca, tăng 8 ca (22%) so với cùng ngày Tết Nhâm Dần 2022.
Sau 2 ngày nghỉ Tết đã có 8.235 ca khám, cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông, tăng nhẹ 1,3% so với cùng kỳ Tết Nhâm Dần 2022; trong đó 3.002 trường hợp phải nhập viện điều trị chiếm 36,5% trong tổng số khám, cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông.
Ngoài ra, các bệnh viện trên cả nước tiếp nhận 186 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ, nhiều hơn 57 ca so với cùng ngày Tết Nhâm Dần 2022; 19 trường hợp khám, cấp cứu do vũ khí tự chế, vật liệu nổ khác.
Cũng trong ngày đầu tiên của Tết Quý Mão, tổng số ca cấp cứu do đánh nhau là 551 trường hợp, giảm 5% so với cùng ngày Tết Nhâm Dần 2022, số ca nặng phải nhập viện điều trị, theo dõi là 205 trường hợp; không có ca tử vong.
Theo Báo Công lý, về tình hình ngộ độc thực phẩm, cả nước có 79 ca khám, cấp cứu riêng trong trong 24 giờ từ 7h sáng 30 Tết đến mùng 1. Trong đó, 36 ca được xác định là ngộ độc, say rượu. Các cơ sở cũng ghi nhận 4 ca khai do ngộ độc thức ăn tự chế biến.
Bên cạnh đó, đón gần 2.500 em bé chào đời và cho 31.844 bệnh nhân xuất viện về nhà ăn Tết.
Cục trưởng Lương Ngọc Khuê đánh giá, tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Y tế về tăng cường công tác khám, chữa bệnh trong dịp Tết. Các đơn vị đã tổ chức trực 4 cấp đầy đủ, thực hiện khám, cấp cứu cho trên 47.000 bệnh nhân. Số bệnh nhân phải nhập viện điều trị nội trú là 19.042 trường hợp, giảm 29,1% so với cùng ngày Tết Nhâm dần 2022.