Đây là trường hợp tử vong đầu tiên kể từ đầu năm 2023 ở Sóc Trăng có liên quan đến Covid-19.
Bác sĩ Trần Văn Dũng thông tin trên Báo Nhân Dân cho biết, bệnh nhân tử vong là cụ ông sinh năm 1946, ngụ tại Phường 1, thành phố> Sóc Trăng, có tiền sử tai biến mạch máu não, đái tháo đường týp 2. Ngày 7/5, bệnh nhân đột ngột hôn mê, sốt nên người nhà đưa đến Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng điều trị, với chẩn đoán nhiễm trùng huyết, đái tháo đường type 2, theo dõi đột quỵ. Qua kết quả test nhanh ngày 9/5, bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Đến 3 giờ ngày 10/5, do bệnh diễn tiến nặng, bệnh nhân tử vong.
Theo chẩn đoán sau cùng, bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 mức độ nguy kịch, viêm phổi nặng, đái tháo đường type 2, tăng huyết áp. Sau khi phát hiện bệnh nhân mắc Covid-19, Bệnh viện đa khoa tỉnh báo cáo Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế thành phố phối hợp xử lý ca bệnh tử vong. Do bệnh nhân tử vong tại bệnh viện nên được xử lý thi hài theo quy định của Bộ Y tế để tránh lây lan trong cộng đồng.
Địa bàn tỉnh đến nay có thêm 8 trường hợp phát hiện mắc Covid-19, nâng tổng số ca mắc từ đầu năm đến nay lên 35 trường hợp, trong đó, có 13 người đã hoàn thành điều trị.
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 11.585.390 ca nhiễm, đứng thứ 13/231quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 120/231 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 117.079 ca nhiễm).
Trong ngày, có 925 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 10.630.260 ca. Số bệnh nhân đang thở ôxy là 109 ca, trong đó, thở máy xâm lấn có 6 ca
Tổng số ca tử vong do >COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.200 ca, chiếm tỉ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm. Số ca tử vong xếp thứ 26/231 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 141/231 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Ngày 10-5 có 1.571 liều vắc-xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 266.304.925 liều.
Tới đây, chúng ta sẽ không tổ chức tiêm vaccine COVID-19 theo chiến dịch, mà sẽ đưa vào tiêm chủng thường xuyên, cùng các vaccine khác. Dự kiến mỗi tháng, các trạm y tế có 2-4 buổi tiêm chủng thường xuyên tuỳ theo các trạm ở các địa phương khác nhau.
Theo đó, PGS.TS Dương Thị Hồng thông tin trên Báo Sức khỏe và Đời sống, cho hay "vaccine COVID-19 cũng như các vaccine khác qua thời gian miễn dịch đều giảm dần. Đối với những người mắc COVID-19 theo thời gian miễn dịch cũng suy giảm. Do đó chúng tôi khuyến cáo những người có bệnh nền, suy giảm miễn dịch cần chủ động đăng ký tiêm các mũi vaccine tăng cường để phòng bệnh. Thậm chí, người đã mắc bệnh COVID-19 vẫn tiếp tục có mũi tiêm nhắc lại theo hướng dẫn của WHO".
Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW thông tin hiện tại các cơ sở tiêm chủng còn vaccine COVID-19 AstraZeneca. Theo khuyến cáo của Tổ chúc Y tế thế giới, hiện nay, mặc dù dịch COVID-19 không còn là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp toàn cầu, tuy nhiên đại dịch chưa kết thúc.
Vì vậy, Việt Nam vẫn cần duy trì các biện pháp phòng chống dịch trong đó có việc tiêm vaccine phòng COVID-19, tiêm nhắc cho các nhóm đối tượng nguy cơ cao. Đây là những nhóm cần phải tiêm đầy đủ mũi 3 và mũi 4.