Tính đến tuần thứ 29, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM tiếp nhận điều trị 316 trường hợp mắc căn bệnh nguy hiểm ở gan.
Theo thông tin từ Dân Trí, số trường hợp mắc căn bệnh nguy hiểm ở gan tăng hơn 3,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Thông tin trên được cho biết tại hội nghị khoa học "Bệnh nhiễm trùng, truyền nhiễm năm 2023 - Thách thức trong chẩn đoán và điều trị", vừa diễn ra ở TPHCM.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thành Dũng, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM cho biết, tính đến cuối tháng 7 năm nay, đơn vị đã tiếp nhận hơn 9.200 trường hợp nhiễm sốt xuất huyết và hơn 11.100 ca mắc tay chân miệng.
Số ca sốt xuất huyết giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2022, nhưng số ca mắc tay chân miệng tăng hơn 11% cùng kỳ năm ngoái.
Kế đến, số bệnh nhân lao phổi cộng dồn từ đầu năm đến tháng 7 là 253 ca, gấp đôi thời điểm này năm ngoái (118 ca). Bác sĩ Dũng cho biết, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến công tác phòng chống bệnh lao bị ảnh hưởng.
Về bệnh uốn ván sơ sinh, sau nhiều tháng không ghi nhận ca mắc, thời gian gần đây Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM đã tiếp nhận 4 trẻ. Trong đó, có 2 trẻ ở Bình Phước và đều là người dân tộc thiểu số. Các bác sĩ nhận định, vẫn còn tình trạng không tiêm vaccine ngừa bệnh ở bà mẹ mang thai.
Đáng chú ý, số ca mắc viêm gan siêu vi B và C điều trị tại bệnh viện chuyên khoa truyền nhiễm đầu ngành khu vực phía Nam tăng mạnh. Theo đó, đến tháng 7, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đã tiếp nhận điều trị 316 trường hợp mắc viêm gan B, gấp hơn 3,5 lần cùng kỳ năm 2022 (89 ca).
Dẫn tin từ Thanh Niên, bệnh viêm gan vi rút là bệnh truyền nhiễm phổ biến gây hậu quả nghiêm trọng về >sức khỏe do các biến chứng của bệnh viêm gan vi rút. Có 5 loại vi rút viêm gan, gồm: A, B, C, D và E. Trong đó, vi rút >viêm gan B và C lây truyền qua đường máu, qua quan hệ tình dục không an toàn và lây truyền từ mẹ sang con.
Vi rút viêm gan D chỉ lây truyền khi có mặt vi rút viêm gan B và có đường lây truyền tương tự vi rút viêm gan B. Vi rút viêm gan A và E lây truyền qua đường phân - miệng do thức ăn, nước uống và thực hành vệ sinh không đầy đủ. Trong các loại vi rút viêm gan, vi rút viêm gan B (HBV) và vi rút viêm gan C (HCV) thường gây bệnh mạn tính và có các biến chứng xơ gan, ung thư gan gây tử vong cao.
Bệnh viêm gan vi rút B có thể phòng ngừa được nếu sử dụng chức năng chữa bệnh sớm và đúng quy định. WHO khuyến cáo tất cả trẻ em cần được tiêm phòng viêm gan B. Mặc dù có thể dự phòng được, nhưng năm 2019 tỷ lệ bao phủ vắc xin viêm gan B trên toàn cầu mới đạt 85% thấp hơn so với mục tiêu cần đạt là 90%, trong đó tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh (trong vòng 24 giờ đầu) mới đạt 43%.
Với bệnh viêm gan vi rút C, hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh, nhưng với các phác đồ điều trị hiện có, bệnh viêm gan C có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Các phác đồ sử dụng thuốc kháng vi rút trực tiếp thế hệ mới được sử dụng đơn giản với thời gian điều trị ngắn, ít độc tính và có tỷ lệ điều trị khỏi trên 95%, đặc biệt có một số loại thuốc có tác dụng với tất cả các loại gien. Tuy nhiên, việc tiếp cận với các loại thuốc này vẫn còn thấp do chi phí chẩn đoán và điều trị còn cao.