Cháu V.Đ.T. (7 tuổi, trú tại phường Trưng Vương, TP Uông Bí) bị chó nhà người hàng xóm cắn vào tay trái. Thời điểm cắn cháu T., con chó chưa được tiêm phòng bệnh dại.
Theo thông tin từ Tuổi Trẻ, chiều 18/10, một lãnh đạo Trung tâm Y tế TP Uông Bí (Quảng Ninh) xác nhận một cháu bé tại phường Trưng Vương đang nguy kịch sau 16 ngày bị chó cắn, dù gia đình đã đưa cháu đi tiêm vắc xin phòng dại ngay sau khi bị cắn.
Theo thông tin ban đầu, ngày 25/9, cháu V.Đ.T. (7 tuổi, trú tại phường Trưng Vương, TP Uông Bí) bị chó nhà người hàng xóm cắn vào tay trái. Thời điểm cắn cháu T., con chó chưa được tiêm phòng bệnh dại.
Sau khi xảy ra sự việc, ngày 26/9, gia đình có đưa cháu bé đi tiêm phòng bệnh dại tại cơ sở tiêm dịch vụ. Đồng thời đưa cháu T. đến Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí để khám và điều trị.
Tại đây, bệnh nhi phải khâu 5 mũi và đến ngày 1-10 thì được ra viện, đi học trở lại bình thường. Ngày 6/10, vết thương đã khô nên cháu T. được đưa đến Trung tâm Y tế Điền Công gần nhà để cắt chỉ.
Dẫn tin từ VnExpress, đến hôm 10/10, bệnh nhi lên cơn sốt, nhập đơn vị trên cấp cứu, song tình trạng xấu đi, được chuyển tuyến lên Hà Nội trong khi nguy kịch, sùi bọt mép. Do tiên lượng xấu, gia đình đã xin đưa bé về nhà, hiện bé vẫn trong tình trạng nặng.
Sáng 18/10, đại diện Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí nói đơn vị này chưa có kết luận về nguyên nhân vụ việc, cũng không rõ bé đã được tiêm mấy mũi vaccine phòng dại và tiêm đúng liệu trình chưa. Theo liệu trình, người bị chó mèo cắn cần> tiêm phòng dại bằng 5 mũi vaccine vào các ngày 0, 3, 7, 14 và 20 kể từ khi bị cắn.
TS. BS Nguyễn Huy Luân, Phòng khám Nhi - Tiêm chủng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết về lý thuyết vẫn có thể trường hợp phát >bệnh dại dù đã tiêm phòng, có thể do cơ thể chưa tạo ra miễn dịch đầy đủ, vết thương độc lực lớn hoặc vết cắn ở vị trí nguy hiểm nên di chuyển nhanh, vaccine không còn hiệu quả. Tuy nhiên, tỷ lệ này khá hiếm.
"Trường hợp này trẻ có thể bị sốc nhiễm trùng, cần kiểm tra lại có triệu chứng lên cơn dại hay không mới xác định được nguyên nhân chính xác", bác sĩ nói.
Bệnh dại hiện không thể điều trị. Khi lên cơn dại, 100% trường hợp tử vong. Quá trình ủ bệnh phức tạp, phần lớn thời gian vòng 7 đến 10 ngày hoặc kéo dài vài năm gây khó kiểm soát, theo dõi và điều trị. Biện pháp phòng bệnh là tiêm vaccine ngừa dại ngay sau khi bị chó cắn.
Bệnh dại do virus dại (Rhabdovirus) gây nên, lây từ động vật sang người qua chất tiết, thường là nước bọt. Thời gian ủ bệnh thường 2-8 tuần, ngắn thì khoảng 10 ngày và dài có khi 1-2 năm, tùy lượng virus và độ nặng vết thương. Người bệnh sẽ nhiễm virus cấp tính tại hệ thần kinh trung ương.
Nguồn lây bệnh dại là động vật hoang dã và cả động vật sống gần người như chó, mèo... Phương pháp để xác định bệnh dại là xét nghiệm PCR virus dại trong nước bọt. Virus gây bệnh có sức đề kháng yếu và bất hoạt trong khoảng hai phút ở 70 độ C, ánh sáng và các chất sát khuẩn thông thông thường có thể làm mất độc lực.
Khi bị động vật cắn, bố mẹ cần rửa sạch và sát trùng vết thương và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để chích vaccine, huyết thanh kháng dại, chích ngừa uốn ván theo chỉ định của nhân viên y tế nếu có.
Cần chích ngừa dại cho vật nuôi và diệt ổ bệnh khi phát hiện, theo dõi sát những vật nuôi chưa phát bệnh trong ổ. Những người tiếp xúc thường xuyên với động vật như nhân viên thú y, kiểm lâm cần chích ngừa định kỳ.