Mặc dù có các triệu chứng bị ngộ độc nhưng các ngư dân chủ quan, đến 17 giờ cùng ngày, người thân mới đưa đưa tới Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam cấp cứu.
Theo Tuổi Trẻ, ngày 31-1, Bệnh viện Đa khoa trung ương >Quảng Nam cho biết vừa tiếp nhận điều trị 4 ngư dân >>ngộ độc cá nóc.
Theo đó, 4 bệnh nhân là ngư dân vùng ven biển xã Tam Hải, huyện Núi Thành (Quảng Nam). Qua khai thác bệnh sử, khoảng trưa ngày 28-1, 4 ngư dân gồm: L.V.V. (50 tuổi), N.V.C. (55 tuổi), B.V.B. (35 tuổi), Đ.D.N. (41 tuổi) đánh bắt được 3 con cá nóc.
Do chủ quan, nghĩ là loại cá nóc không có độc nên nhóm người chế biến thịt để ăn.
Chỉ khoảng 30 phút sau khi ăn thịt cá nóc, nhóm người bắt đầu có biểu hiện ngộ độc như đau đầu, nôn ói, tiếp xúc chậm, tê lưỡi.
Cũng theo PLO, mặc dù có các triệu chứng bị ngộ độc nhưng các ngư dân chủ quan, đến 17 giờ cùng ngày, người thân mới đưa đưa tới Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam cấp cứu.
Hiện, ông N sức khoẻ ổn định, được cho xuất viện. Ba ngư dân còn lại đang điều trị tại khoa Hồi sức tích cực - chống độc, đã qua cơn nguy kịch.
BS CKII Trịnh Thị Mai Linh, Phó trưởng khoa Nội tiêu hóa, khuyến cáo cá nóc là loại cá nguy hiểm, người dân không nên sử dụng cá nóc làm thực phẩm để chế biến món ăn.
“Trong cá có độc tố tetrodotoxin, khi ăn cá nóc người bệnh sẽ có biểu hiện tê cứng đầu lưỡi, mệt mỏi, hốt hoảng, yếu tứ chi, tụt huyết áp, mất ý thức, yếu liệt tay chân và có khả năng suy hô hấp dẫn đến tử vong”, bác sĩ Linh cho hay trên PLO.