Ngày 13/5: Có 1.738 ca COVID-19 mới trong 24h qua.

Lam Lam (t/h) 17:33 13/05/2023

Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 13/5 của Bộ Y tế cho biết, có 1.738 ca mắc COVID-19 mới, giảm 700 ca so với ngày trước đó; Hôm nay có 825 bệnh nhân khỏi.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.589.567 ca nhiễm, đứng thứ 13/231 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 120/231 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 117.120 ca nhiễm).

Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam thời gian qua

Tình hình điều trị COVID-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 825 ca

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 10.632.049 ca

2. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 75 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 65 ca

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 6 ca

- Thở máy không xâm lấn: 1 ca

- Thở máy xâm lấn: 3 ca

- ECMO: 0 ca

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Trong ngày ghi nhận 0 ca tử vong.

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 1 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.201 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

- Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/231 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 141/231 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/50(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 29/50 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Tình hình tiêm vaccine COVID-19

Trong ngày 12/5 có 1.965 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 266.322.705 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 223.678.970 liều: Mũi 1 là 70.908.698 liều; Mũi 2 là 68.452.940 liều; Mũi bổ sung là 14.343.927 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 52.119.279 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 17.854.126 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.965.543 liều: Mũi 1 là 9.130.889 liều; Mũi 2 là 9.021.366 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 5.813.288 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 18.678.192 liều: Mũi 1 là 10.220.411 liều; Mũi 2 là 8.457.781 liều.

Cẩn trọng trong công tác phòng, chống COVID-19. Ảnh: Internet

Ngày 5-5, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức tuyên bố COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, song cảnh báo căn bệnh này sẽ không bao giờ biến mất.

WHO cũng đưa ra những khuyến cáo đối với các quốc gia trong việc duy trì các biện pháp phòng chống dịch. Đặc biệt, đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất vắc xin phòng bệnh để chuyển sang cách quản lý COVID-19 bền vững.

Theo các chuyên gia, hiện các ca COVID-19 là người cao tuổi không xác định chính xác nguồn lây. Tuy nhiên, khả năng cao là người bệnh có thể tiếp xúc với mầm bệnh từ các thành viên trong gia đình.

Các thành viên gia đình có thể mắc bệnh khi tiếp xúc với mầm bệnh lúc đi làm, đi học nhưng không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, chỉ nghĩ là cảm, sốt, sổ mũi thông thường.

Hàng năm có khoảng trên 10 ngàn sản phẩm thiết bị y tế được đăng ký cấp số lưu hành, cấp giấy phép nhập khẩu để phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Ảnh: Internet

Đồng thời do đã được tiêm vắc xin phòng COVID-19 hoặc đã từng mắc bệnh nên cơ thể có kháng thể cao, nhiễm bệnh nhưng thể bệnh nhẹ hoặc không triệu chứng và lại làm lây tiếp sang nhóm dễ biến chứng trong gia đình.

Bởi vậy, để bảo vệ cho người có bệnh nền, cao tuổi cần chú ý thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, tuân thủ khuyến cáo 2K của Bộ Y tế và tiêm vắc xin đủ mũi, đúng lịch.

Khi có triệu chứng hô hấp (sốt, ho, sổ mũi...) nên test nhanh để tầm soát và biết tự cách ly với mọi người, nhất là người cao tuổi, có bệnh nền.

 

Lam Lam (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe