Nam bệnh nhân được đưa vào viện ở ngày thứ 5 sau khởi phát sốt xuất huyết. Tiểu cầu của người bệnh chưa giảm nhưng có tình trạng xuất huyết tiêu hoá, chảy máu dạ dày.
Theo thông tin từ VTC News, đầu tháng 11, bà Nguyễn Thị Hiền (Hoàng Mai, Hà Nội) bị sốt xuất huyết, dấu hiệu nhẹ, mệt mỏi vài ngày sau đó tự hết. Hai ngày sau khi bà Hiền khỏi bệnh, ông Nguyễn Duy Tiến (chồng bà Hiền) sốt cao, uống nhiều thuốc nhưng không thuyên giảm.
Ông Tiến được đưa vào viện ở ngày thứ 5 sau khởi phát sốt xuất huyết. Tiểu cầu của người bệnh chưa giảm nhưng có tình trạng xuất huyết tiêu hoá, chảy máu dạ dày.
Tiếp nhận người bệnh, bên cạnh áp dụng phác đồ điều trị sốt xuất huyết, các bác sĩ cũng nội soi cầm máu dạ dày, đồng thời truyền 2 khối hồng cầu. Sau một tuần điều trị,> sức khoẻ ông Tiến cải thiện, song vẫn cần theo dõi thêm.
“Tôi không nghĩ bị >sốt xuất huyết nặng như vậy, giờ vẫn còn ám ảnh. Trước đây tôi không uống rượu bia, không sử dụng chất kích cũng chưa từng bị chảy máu dạ dày thế này bao giờ”, ông Tiến nói.
Theo ThS.BSCKII, Nguyễn Thu Hường, Trưởng khoa Bệnh Nghề nghiệp, Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội), hiện số bệnh nhân nhập viện điều trị sốt xuất huyết xu hướng giảm rất nhiều so với tuần trước. Tuần trước có thể mỗi ngày tiếp nhận và điều trị khoảng 40 ca, hiện còn khoảng 20-25 ca/ngày.
Đa số bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện trong tình trạng dấu hiệu cảnh báo, tiểu cầu giảm, chảy máu niêm mạc, mũi, chân răng, xuất huyết âm đạo, cá biệt có trường hợp loét dạ dày, chảy máu nặng, cô đặc máu, tràn dịch đa màng.
Từ tháng 11, lượng người bị sốt xuất huyết giảm đi rõ rệt nhưng lại xuất hiện bệnh nhân đồng mắc như sốt xuất hiện kèm theo cúm, sốt xuất huyết kèm COVID-19, cũng có trường hợp cùng lúc vừa sốt xuất huyết, vừa cúm và COVID-19.
Theo bác sĩ Hường, trường hợp đơn vị tiếp nhận cùng lúc nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết, khoa sẽ dựa vào tình trạng sức khoẻ người bệnh để phân loại. Bệnh nhân nặng được tập trung điều trị tại khoa truyền nhiễm, còn trường hợp nhẹ có thể theo dõi tại các chuyên khoa khác.
Dẫn tin từ VnExpress, sốt xuất huyết một bệnh truyền nhiễm do muỗi vằn (Aedes aegypti) mang virus Dengue gây ra, phổ biến ở các quốc gia nhiệt đới. Bệnh có triệu chứng đa dạng và có thể chuyển biến nhanh dẫn tới các biến chứng vô cùng nghiêm trọng nhưng hiện chưa có vaccine dự phòng và không có thuốc đặc trị.
Nếu có dấu hiệu sốt nên đến ngay cơ sở y tế để khám và được tư vấn, không nên tự điều trị tại nhà. Đa phần bệnh nhân mắc ở mức độ nhẹ, bệnh diễn tiến thuận lợi, ít có trường hợp tử vong, thường được bác sĩ chỉ định theo dõi tại nhà. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần tái khám thường xuyên, bởi bệnh có thể tiến triển nhanh từ mức độ nhẹ sang nặng.
Sốt xuất huyết ở mức độ nặng có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như xuất huyết, thoát huyết tương, dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, xuất huyết nội tạng, tổn thương não, tổn thương gan thận, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện kịp thời.
Bệnh có 4 giai đoạn với triệu chứng khác nhau
- Giai đoạn ủ bệnh sẽ kéo dài trung bình từ 3-7 ngày. Virus Dengue tùy theo từng cơ địa và khả năng miễn dịch của từng người mà nhân lên dần dần, đến khi đủ số lượng sẽ gây ra nhiều triệu chứng cụ thể.
- Giai đoạn sốt kéo dài từ khoảng 2-7 ngày và bắt đầu triệu chứng sốt kèm nhức đầu, đau họng, buồn nôn, người mệt mỏi và đặc trưng là sốt cao 39-40 độ C.
- Giai đoạn nguy hiểm diễn ra sau thời kỳ sốt, từ ngày thứ 3 đến ngày 7 của bệnh. Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất nhưng người bệnh thường chủ quan do tình trạng sốt đã giảm đáng kể, bác sĩ Hằng cho hay. Ở thời kỳ này, virus Dengue đã làm hệ miễn dịch suy yếu nhiều, bạch cầu, tiểu cầu giảm sâu, ảnh hưởng đến khả năng đề kháng. Các triệu chứng xuất huyết bắt đầu xuất hiện rõ rệt như nốt chảy máu lấm tấm dưới da, chảy máu cam... Tùy vào mức độ cũng như biến chứng của bệnh có thể dẫn đến chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi, xuất huyết tiêu hóa...
- Giai đoạn phục hồi là khi tiểu cầu tăng dần, nhịp tim và huyết động ổn định. Người bệnh đi tiểu nhiều, có cảm giác thèm ăn và khát nước.