Bệnh nhân đã 30 tuổi nhưng vẫn ở nhà không chịu làm gì. Tâm trí ngây ngô như một đứa trẻ con và không có hiểu biết gì về lĩnh vực khác
Theo thông tin từ Dân Trí, sau 8 năm kể từ khi nhận tấm bằng đại học, nam thanh niên 30 tuổi, sống tại Hà Nội vẫn chưa thể xin được việc làm. Nguyên nhân chỉ vì nam thanh niên này bị >nghiện game (trò chơi điện tử) nặng.
TS.BS Trần Thị Hồng Thu, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương (Hà Nội) tiếp nhận điều trị bệnh nhân nói trên. Bác sĩ cho biết, việc lún sâu vào game từ khi còn ở độ tuổi học sinh khiến anh bị> rối loạn nhận thức trầm trọng, không hòa nhập được với cuộc sống bình thường.
"Bệnh nhân đã 30 tuổi nhưng vẫn ở nhà không chịu làm gì. Tâm trí ngây ngô như một đứa trẻ con và không có hiểu biết gì về lĩnh vực khác.
Bệnh nhân cũng không có khả năng tập trung và không thể duy trì được mối quan hệ với bạn bè", BS Thu phân tích.
Theo chuyên gia này, khi đến bệnh viện điều trị, nam thanh niên tuy không la hét với bác sĩ và có vẻ nghe lời nhưng khi về nhà thì bố mẹ không quản được. Bệnh nhân liên tục vùng vằng, yêu sách để thỏa mãn nhu cầu trước mắt là phải chơi game nên bố mẹ đành nhượng bộ.
Đây chỉ là một trong rất nhiều trường hợp bị rối loạn tâm thần, đánh đổi tương lai vì nghiện game mà BS Thu đã tiếp nhận điều trị.
Nghiện game đe dọa >sức khỏe tinh thần và đặc biệt nguy hiểm với những đối tượng tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh tâm thần.
BS Thu chỉ rõ: "Đối với các trường hợp tiềm ẩn bệnh tâm thần thì lạm dụng game được coi là nút kích hoạt khiến cho bệnh phát triển mạnh mẽ. Một số bạn vẫn có thể tạm kìm hãm sự nghiện game ở một thời điểm nào đó, tuy nhiên vẫn có khả năng mắc lại và gặp những hậu quả tiêu cực".
Người nghiện game phần lớn có tiềm ẩn vấn đề về sức khỏe tâm thần, điển hình là trầm cảm, rối loạn lo âu, tăng động giảm chú ý (ADHD). Một số trường hợp nghiện chơi game đến mức không ăn uống gì, dẫn đến suy kiệt, tử vong.
"Biến chứng nặng nhất của trầm cảm là tự sát còn biến chứng nặng nhất của lo âu là tàn phế, mất sức lao động bởi các bệnh nhân liên tục lo lắng, căng thẳng quá mức dẫn tới không thể tập trung việc gì khác", BS Thu giải thích về các hậu quả khôn lường của nghiện game.
Dẫn tin từ VietNamNet, một số biểu hiện của người có hành vi nghiện game online như sau:
- Chơi game online lâu hơn dự định
- Cố gắng thoát khỏi game online mà không thể thực hiện được;
- Luôn nghĩ về các sự kiện và hình ảnh trong game online khi không chơi;
- Tìm đến game online như một giải pháp mỗi khi gặp khó khăn trong >đời sống thực;
- Tiếp tục chơi game online bất chấp những hậu quả như giảm sút sức khỏe, sa sút học tập, thậm chí đứng trước nguy cơ mất việc hoặc gãy đổ các mối quan hệ gia đình, bạn bè;
- Có những trạng thái cảm xúc bất lợi khi không được chơi game online.