Hiện vẫn có nhiều nơi tiêm thấp, dưới mức bình quân của cả nước. Qua thống kê của Bộ Y tế cho thấy số liều vaccine COVID-19 được tiêm trong thời gian gần đây hơn 20.000 liều.

Iris (t/h) 12:27 28/04/2023

Theo thông tin từ Báo Sức khỏe và Đời sống, kỳ nghỉ lễ đến gần, các chuyên gia khuyến cáo người thuộc nhóm nguy cơ cao cần tiêm vaccine đủ liều theo hướng dẫn... Một số địa phương vẫn còn tỷ lệ tiêm thấp như sau: Đối với nhóm từ 18 tuổi trở lên:

- Tiêm mũi 3: Tổng số có 52.091.510 mũi tiêm (81,7%) trong ngày có 9 tỉnh triển khai với 2.877 người được tiêm

5 tỉnh, thành phố có tỷ lệ tiêm thấp: Quảng Nam (63,6%); Bình Định (65,6%); Đồng Nai (54%); Tây Ninh (65,7%); Đồng Tháp (60,7%).

3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Nghệ An (100,1%); Lâm Đồng (102,8%); Sóc Trăng (100,7%).

- Tiêm mũi 4: Tổng số có 17.786.327 mũi tiêm (88,8%), trong ngày có 9 tỉnh triển khai với 2.229 người được tiêm

Đối với nhóm từ 12-17 tuổi: Số tiêm mũi 3 có 5.813.288 mũi tiêm (69,3%)

5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Đà Nẵng (43,7%); Quảng Ngãi (48,6%); Bình Thuận (44,1%); TP. HCM (36,4%); Đồng Nai (43,1%).

3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (99,3%); Lâm Đồng (111,3%); Sóc Trăng (103,5%).

Một số địa phương còn tỷ lệ tiêm phòng thấp. Ảnh: Internet

Nhóm từ 5 - dưới 12 tuổi: Tổng số mũi tiêm đã thực hiện là 18.660.724 mũi tiêm:

- Mũi 1: 10.212.950 mũi tiêm (92,5%)

Tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Hà Nội (77,6%); Hải Phòng (72,7%); Đà Nẵng (68,6%); TP HCM (64,9%), Bà Rịa - Vũng Tàu (77%)

- Mũi 2: 8.447.774 mũi tiêm (76,5%)

Tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Quảng Bình (57,4%); Đà Nẵng (37,4%); Quảng Nam (50,7%); TP HCM (41,7%), Bà Rịa - Vũng Tàu (53,3%).

Theo VTV trước đó, tình hình dịch diễn biến phức tạp, Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Y tế về việc tăng cường thu dung, điều trị ca bệnh COVID-19.

Với các ca bệnh nặng, ca bệnh nghi ngờ COVID-19 điều trị nội trú. Ảnh: Sức khỏe và Đời sống

Sở Y tế yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch tiếp nhận, điều trị người bệnh COVID-19, kích hoạt giường điều trị được phân công theo tình hình diễn biến dịch bệnh trên địa bàn. Cùng với đó là kiểm tra, bảo trì hệ thống khí oxy, liên hệ nhà cung cấp oxy đảm bảo đáp ứng đủ oxy cho công tác điều trị khi cần thiết.

Với các ca bệnh nặng, ca bệnh nghi ngờ COVID-19 điều trị nội trú, test nhanh âm tính nhưng vấn nghi ngờ mắc COVID-19 nên xét nghiệm PCR để chẩn đoán, tránh bỏ sót ca bệnh khiến dịch bệnh lan rộng. Theo dõi, quản lý chặt với người nhập viện điều trị nội trú, phẫu thuật, thủ thuật có dấu hiệu ho, sốt.

Trong điều trị, hạn chế việc chuyển người bệnh lên tuyến trên bằng cách tăng cường hội chẩn tại bệnh viện, hội chẩn với tuyến trên theo phân tuyến hỗ trợ chuyên môn. Trong trường hợp phải chuyển tuyến cần liên hệ trước với bệnh viện đến và đảm bảo an toàn đối với người bệnh khi chuyển viện.

Sở Y tế cũng giao nhiệm vụ cho Bệnh viện Thanh Nhàn, chuyên khoa đầu ngành hồi sức cấp cứu và Bệnh viện đa khoa Đống đa, đầu ngành truyền nhiễm rà soát nhân lực, trang thiết bị, quy trình chuyên môn… của mạng lưới hồi sức cấp cứu và truyền nhiễm đảm bảo đáp ứng tốt cho công tác phòng chống dịch bệnh. Đồng thời, tổ chức tập huấn, tập huấn lại về hồi sức cấp cứu và điều trị người bệnh COVID-19 cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn thành phố.

 

Iris (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe