Theo hãng tin Reuters, giới chức y tế Nam Phi thông báo, dịch tả đã bùng phát tại tỉnh Gauteng và TP Johannesburg khiến 10 người tử vong, hơn 30 người đang được điều trị.

Văn Hiên (t/h) 20:00 22/05/2023

 

Báo Sài Gòn Giải Phóng dẫn nguồn tin từ Cơ quan y tế tỉnh Gauteng cho biết, kể từ ngày 15/5 cho đến nay, có 95 người đến bệnh viện địa phương với các triệu chứng của bệnh tả như tiêu chảy, đau bụng và buồn nôn. Qua kết quả xét nghiệm, có 19 trường hợp mắc bệnh tả, trong đó 10 người đã tử vong gồm 1 trẻ em và 9 người lớn; 37 người đang được điều trị.

Tỉnh Gauteng đã huy động thêm nhân viên y tế để giúp ứng phó với đợt bùng phát >dịch tả, chủ yếu tập trung ở khu vực Hammanskraal phía Bắc thủ đô Pretoria. Chính quyền thủ đô Pretoria cũng đề nghị người dân ở Hammanskraal và các khu vực lân cận không uống nước trực tiếp từ vòi.

Bệnh tả là bệnh truyền nhiễm cấp tính do phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae gây ra, lây truyền theo đường tiêu hóa. Bệnh này có thể gây tử vong trong vòng vài giờ nếu không được điều trị.

Trẻ em châu Phi uống vaccine bệnh tả - Ảnh: Sài Gòn Giải 

Báo Tuyên Quang dẫn nguồn tin từ chính quyền thủ đô Pretoria đề nghị người dân ở Hammanskraal và các khu vực lân cận không uống nước trực tiếp từ vòi.

Bệnh tả là bệnh truyền nhiễm cấp tính do phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae gây ra, lây truyền theo đ­ường tiêu hóa qua thức ăn và nước uống bị nhiễm khuẩn. Bệnh này có thể gây tử vong trong vòng vài giờ nếu không được điều trị.

Bệnh tả không phải là bệnh đặc hữu ở Nam Phi, nhưng quốc gia này đã ghi nhận một số ca bệnh trong năm nay do bệnh bùng phát ở các nước lân cận như Malawi và Mozambique - hai quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất kể từ đầu năm đến nay. Hiện chưa rõ có bao nhiêu ca bệnh tả tại Nam Phi, song Gauteng - tỉnh đông dân nhất cả nước, là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Đợt bùng phát bệnh tả gần đây nhất ở Nam Phi xảy ra vào năm 2008-2009 khi ghi nhận khoảng 12.000 trường hợp mắc bệnh, sau đợt bùng phát dịch ở quốc gia láng giềng Zimbabwe, dẫn đến gia tăng các ca nhiễm bệnh nhập cảnh và sau đó lây lan trong nước.

Liên hợp quốc cho biết, bệnh tả đã bùng phát trở lại kể từ năm 2021 sau 1 thập niên giảm dần. Trong tuần này, Liên hợp quốc cũng đã cảnh báo khoảng 1 tỷ người ở 43 quốc gia trên thế giới có nguy cơ mắc bệnh này. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng nguyên nhân khiến dịch tả bùng phát trở lại là tình trạng đói nghèo, xung đột và biến đổi khí hậu gia tăng trên toàn cầu.

Văn Hiên (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe