Ung thư phổi có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất trong số các khối u ác tính, cậu bé chỉ mới 12 tuổi, đây là trường hợp mắc bệnh trẻ nhất mà các bác sĩ tại bệnh viện này tiếp nhận.

Tuệ Anh (TH) 13:31 31/10/2023

Theo Người Đưa Tin, một cậu bé 12 tuổi ở Hồ Nam, Trung Quốc lại không may mắc phải căn bệnh >ung thư phổi ác tính mà một phần nguyên nhân ở phía gia đình.

Cụ thể, cậu bé 12 tuổi tên Xiaojia vô tình được mẹ phát hiện có một cục u kích thước bằng quả trứng cút ở trên xương đòn bên trái nhưng không gây đau. Mặc dù con trai không kêu khó chịu nhưng người mẹ vẫn lo lắng nên quyết định đưa Xiaojia tới bệnh viện.

Bác sĩ sau đó đã thực hiện sinh thiết khối u và kết quả cho thấy đó là Sarcoma Ewing - một loại> ung thư hiếm gặp thường xảy ra ở trẻ em và thanh niên. Tuy nhiên người mẹ không tin nên đã đưa con tới bệnh viện khác khám và nhận được chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn cuối. Do khối u có độ ác tính cao và bệnh nhân còn trẻ nên khả năng hồi phục sẽ rất khó khăn.

Cha mẹ của Xiaojia rất đau buồn khi biết tin và tiết lộ cuộc sống hàng ngày của Xiaojia. Mẹ của cậu bé cho biết, chị 29 tuổi mới có bầu nên hai vợ chồng rất cưng chiều con trai.

"Xiaojia chưa bao giờ ăn sáng, bữa trưa chỉ ăn nửa bát cơm và bữa tối cũng vậy. Thằng bé không thích uống nước lọc mà chỉ uống nước trái cây và nước ngọt. Ngoài ra, Xiaojia cũng thích chơi trò chơi điện tử và thường lén chơi điện thoại di động khi chúng tôi ngủ", mẹ của bệnh nhi kể lại.

Cậu bé 12 tuổi ở Hồ Nam, Trung Quốc lại không may mắc phải căn bệnh ung thư phổi ác tính mà một phần nguyên nhân ở phía gia đình - Ảnh: Người Đưa Tin

Các bác sĩ cho biết chính lối sống không điều độ, thường xuyên thức khuya đã góp một phần dẫn đến ung thư.

Bác sĩ điều trị cho cậu bé tại Bệnh viện Ung thư tỉnh Hồ Nam cho biết, ung thư phổi có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất trong số các khối u ác tính, cậu bé chỉ mới 12 tuổi, đây là trường hợp mắc bệnh trẻ nhất tại viện. Ngày nay, tỷ lệ mắc ung thư phổi cũng ngày càng trẻ hơn, một phần có liên quan tới thói quen ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi không điều độ và căng thẳng tinh thần.

Đối với các triệu chứng ban đầu, chủ yếu là ho, đau ngực, đau lưng… một số bệnh nhân chỉ được phát hiện khi đã ở giai đoạn giữa và cuối.

Dẫn tin từ Dân Trí, ung thư phổi thường liên quan đến hút thuốc. Tuy nhiên, ung thư phổi ở người trẻ dường như xảy ra nhiều hơn ở người không hút thuốc.

3 đột biến gen thường liên quan đến ung thư biểu mô tuyến phổi là:

- Đột biến EGFR, biến đổi gen phổ biến nhất ở những người bị ung thư biểu mô tuyến phổi. 

- Sự sắp xếp lại gen ROS1, được tìm thấy ở 1% đến 2% những người bị ung thư phổi không phải tế bào nhỏ như ung thư biểu mô tuyến. 

- Sự sắp xếp lại gen ALK, một trong những đột biến phổ biến hơn được thấy ở những người không bao giờ hút thuốc, được tìm thấy ở từ 3% đến 13% những người bị ung thư phổi. 

5 triệu chứng cảnh báo ung thư phổi - Ảnh: Dân Trí

Có tới 59% thanh niên mắc bệnh ung thư phổi sẽ có những đột biến gen này và các đột biến gen khác. Đột biến ROS1 và sắp xếp lại gen ALK phổ biến hơn ở những người trẻ tuổi mắc bệnh ung thư phổi. 

Các đột biến khác ít phổ biến hơn bao gồm HER2 và BRAF2, cũng có liên quan đến ung thư vú.

Tiền sử gia đình được cho là một yếu tố nguy cơ chính gây ung thư phổi ở người trẻ tuổi. Một đánh giá năm 2017 trên tạp chí Oncology Letters kết luận rằng việc có cha mẹ hoặc anh chị em ruột bị ung thư phổi làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên 50% so với những người không có tiền sử gia đình.

Tuy nhiên, những phát hiện vẫn chưa có kết luận chính xác. Trên thực tế, một số nghiên cứu không thể tìm thấy bằng chứng về mối liên hệ gia đình ở những người trẻ tuổi mắc bệnh ung thư phổi. Điều đó cho thấy các yếu tố nguy cơ khác (chẳng hạn như khói thuốc, phơi nhiễm radon trong nhà hoặc ô nhiễm không khí) góp phần vào làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. 

Tuệ Anh (TH) | Theo Phụ nữ sức khỏe