Vì đã đặt vòng, nên người phụ nữ vô cùng bất ngờ vì biết bản thân có thai, đáng chú ý, thai ở vị trí hiếm gặp và có tỉ lệ tử vong cao.
Thông tin từ Báo Dân Trí tại Bệnh viện Từ Dũ (TPHCM)đã tiếp nhận điều trị cho một trường hợp >mang thai lạc chỗ cực kỳ hiếm gặp.
Bệnh nhân là chị Đ.T.C.T. (32 tuổi). Trước đó, chị T. từng sinh mổ vào năm 2020, sau đó ngừa thai bằng phương pháp đặt >vòng tránh thai ở tử cung.
Một tháng qua, chị bị ra huyết âm đạo kéo dài. Gần đây, chị cảm thấy bụng dưới đau âm ỉ, nên đi khám ở cơ sở y tế địa phương và phát hiện có thai, tuy nhiên bác sĩ không xác định được vị trí khối thai. Chị được bác sĩ lấy vòng tránh thai và hẹn tái khám sau 1 tuần.
Nhưng chỉ ít ngày sau, chị T. ra huyết và đau bụng nhiều hơn. Ở bệnh viện tuyến tỉnh, chị được xét nghiệm máu, siêu âm nghi ngờ thai ngoài tử cung ở vòi trứng. Lúc này, bệnh nhân được khuyên lên tuyến trên để mổ bảo tồn vòi trứng.
Chiều 7/5, bệnh nhân vào khoa Cấp cứu, Bệnh viện Từ Dũ. Tiến hành khám, kiểm tra, xét nghiệm máu và siêu âm, bác sĩ nghi ngờ đây là một trường hợp thai ngoài tử cung trong ổ bụng cực hiếm gặp. Kết quả xét nghiệm máu cho thấy nồng độ beta HCG (một hormone do bánh nhau sản xuất) rất cao, lên đến hơn 10.000 mUI/mL. Kết quả siêu âm cho thấy khối thai của bệnh nhân rất to, với phôi thai dài 10mm, không có tim thai.
Ekip trực nhanh chóng hội chẩn và lên kế hoạch phẫu thuật nội soi cho bệnh nhân lúc 18 giờ cùng ngày. Quá trình phẫu thuật, bác sĩ phát hiện một khối thai to khoảng 7 tuần bám sâu vào vách chậu bên trái.
Các phẫu thuật viên phải rất cẩn trọng để tránh làm tổn thương các mạch máu, niệu quản trong lúc cắt bỏ khối thai, đồng thời phải cầm máu qua nội soi tốt, giảm tối đa lượng máu mất đi.
Theo các bác sĩ, thai trong ổ bụng là một dạng rất hiếm gặp của thai ngoài tử cung, với tần suất dao động từ 1/10.000 đến 1/30.000 thai kỳ, chiếm khoảng 1% trường hợp thai ngoài tử cung. Đáng chú ý, tỷ lệ tử vong mẹ của tình trạng này cao gấp 8 lần thai ngoài tử cung ở vòi trứng.
Thông tin thêm về vòng tránh thai: Theo Báo giadinh.suckhoevadoisong, vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ (thường có hình chữ T) được đặt vào lòng tử cung của phụ nữ tạo nên hiệu quả tránh thai kéo dài trong nhiều năm. Vòng tránh thai nhằm ngăn không cho tinh trùng đi vào tử cung để gặp trứng, bằng cách làm thay đổi môi trường của nội mạc tử cung, ngăn việc trứng làm tổ ở đây.
Đặt vòng tránh thai là một biện pháp tránh thai được nhiều người sử dụng vì sự an toàn, hiệu quả, đơn giản và chi phí thấp... 2 loại vòng tránh thai chữ T được sử dụng phổ biến nhất là: Vòng tránh thai bằng đồng và vòng tránh thai chứa hormone nội tiết (hay còn gọi là vòng tránh thai nội tiết).
Tuy nhiên, không giống một số hình thức tránh thai khác như bao cao su, vòng tránh thai không ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs). Ngoài ra có một vài sự cố do đặt vòng tránh thai mà phụ nữ nên biết như những người nào không nên đặt vòng tránh thai, đặt vòng tránh thai có thể có tác dụng phụ nào... Mang thai có nguy cơ cao: Khả năng mang thai rất thấp nhưng trong trường hợp có thai, thai kỳ đó sẽ được coi là có nhiều khả năng dẫn đến các biến chứng thai kỳ.
Thông tin từ Báo Người Lao Động, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long từng đỡ cho sản phụ N.T.C.T (32 tuổi, ngụ tỉnh Vĩnh Long) nhập viện dự sinh với chẩn đoán con lần 2, thai 38 tuần, ngôi đầu, chuyển dạ sanh. Điều hy hữu là trong quá trình đỡ sanh bé, các bác sĩ phát hiện vòng tránh thai của người mẹ nằm trong bánh nhau. Ê-kíp bác sĩ và điều dưỡng đã lấy vòng tránh thai đặt vào tay của bé đang da kề da với mẹ và chụp ảnh kỷ niệm. Sau 2 ngày, sức khoẻ của mẹ và bé ổn định.
Bác sĩ cho biết theo thống kê, phụ nữ đặt vòng vẫn có trường hợp mang thai nhưng rất hiếm, chỉ xuất hiện với tỷ lệ 2% trên thế giới và không phải trường hợp nào như thế cũng đi đến kết cục thai kỳ an toàn, một số trường hợp có thể sẩy thai hoặc sanh non.