Sau hơn 2 tuần điều trị, sức khoẻ người bệnh không cải thiện, tiên lượng nặng, suy hô hấp, gia đình xin đưa về nhà.
Theo thông tin từ VTC News, đầu tháng 11, ông V.A (52 tuổi, quê Yên Bái) sốt cao, ho, nôn ói, kiệt sức, đau nhức khắp người và phát ban lấm tấm trên cơ thể. Lúc đó, anh chỉ nghĩ do đi rừng bị dị ứng, nhưng càng lúc lại càng mệt, sốt không thuyên giảm.
Anh được gia đình đưa đến bệnh viện tỉnh điều trị 2 ngày nhưng không đỡ, phải chuyển xuống tuyến trung ương.
Người đàn ông nhập viện trong tình trạng tỉnh táo, xuất huyết toàn bộ phần cánh tay, lan xuống thắt lưng hai bên, tím tái toàn thân, tiểu cầu thấp. Các bác sĩ nhanh chóng cho truyền máu, truyền tiểu cầu để cấp cứu.
Theo bác sĩ Phạm Thanh Bằng, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, người bệnh có tiền sử u đại tràng, điều trị tại bệnh viện đến ngày thứ 9 tiểu cầu vẫn rất thấp. Bệnh viện đã truyền dịch, bù các chế phẩm máu song hồng cầu vẫn tụt.
“Bệnh nhân gặp tình trạng xuất huyết trong cơ, gần như không thể can thiệp ngoại khoa. Chưa kể, người bệnh còn bị bội nhiễm”, bác sĩ Bằng nói và thông tin thêm, sau hơn 2 tuần điều trị, sức khoẻ người bệnh không cải thiện, tiên lượng nặng, suy hô hấp, gia đình xin đưa về nhà.
Dẫn tin từ VTV, số liệu của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội thống kê trong nhiều tháng qua cho thấy, dịch sốt xuất huyết năm nay kéo dài hơn so với mọi năm. Những chuyển biến phức tạp gây ảnh hưởng xấu tới> >sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh.
Kết quả giám sát mới tại, Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương và CDC Hà Nội, ngoài hai chủng virus đanh lưu hành chủ yếu tại Hà Nội là tuýp 1 và 2, ghi nhận thêm tuýp 3 gây bệnh sốt xuất hiện. Không phát hiện chủng mới. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân không có biểu hiện sốt nhưng chảy máu nội tạng, thoát huyết tương,.. rất khó phát hiện. Theo các chuyên gia y tế, biến đổi thời tiết là một trong những tác nhân khiến dịch bệnh kéo dài và độc lực chuyển biến khó lường.
Cũng theo các chuyên gia y tế, với 4 chủng đanh gây bệnh >sốt xuất huyết ở nước ta thì một người có thể mắc đến 4 lần trong đời. Lần thứ hai thường nặng hơn lần đầu. Hiện nước ta chưa có vaccine phòng chống sốt xuất huyết, biện pháp phòng bệnh hữu hiệu là giữ vệ sinh môi trường sống, diệt loăng quăng, dẹp bọ gậy.