Hội chứng này được các nhà nghiên cứu đang đi tìm nguyên nhân nhưng chưa có kết quả cụ thể.
Theo thông tin từ Tuổi Trẻ, vào một ngày mùa đông, ông Victor> Sharrah (59 tuổi) nhìn thấy khuôn mặt bạn cùng phòng và bạn gái của người này biến đổi một cách kỳ lạ: đầu bẹp, tai nhọn, mắt xếch, miệng ngoác, mọc vảy. Ông Sharrah cố gắng giải thích với bạn cùng phòng về những gì ông nhìn thấy nhưng người này lại bảo ông bị điên. Ông Sharrah tức giận ra khỏi nhà và nhận ra khuôn mặt của tất cả mọi người xung quanh ông đều như vậy.
“Giống như thể (tôi) nhìn chằm chằm vào ma quỷ. Hãy tưởng tượng một buổi sáng bạn thức dậy và đột nhiên thấy mọi người trên thế giới giống như sinh vật trong phim kinh dị vậy”, ông chia sẻ với Đài CNN. Sau này, ông Sharrah mới biết bản thân mắc hội chứng hiếm gặp mang tên prosopometamorphopsia (>PMO).
Dẫn tin từ Vnexpress, theo nghiên cứu công bố trên Lancet, Sharrah là một trong số rất ít người trên thế giới mắc chứng prosoppometamorphopsia (PMO), chứng rối loạn thần kinh nhận thức, khiến hình dạng khuôn mặt những người khác trong mắt họ trở nên bất thường về kích thước, kết cấu hoặc màu sắc. Hiện khoảng 75 trường hợp trên thế giới được xác nhận mắc PMO. Tình trạng này thay đổi tùy theo từng người, song điểm đặc trưng là họ đều nhìn thấy khuôn mặt của mọi người bị biến dạng, chẳng hạn má xệ, đầu nhỏ hoặc to hơn bình thường, da bị kéo căng hoặc nhăn nheo.
Nguyên nhân nào gây nên hội chứng này?
Hiện vẫn chưa tìm ra chính xác nguyên nhân gây nên hội chứng PMO. Một số trường hợp liên quan đến chấn thương đầu, đột quỵ, động kinh hoặc đau nửa đầu qua quá trình nghiên cứu thì đây chính là lý do gây nên PMO.
Về trường hợp của Sharrah bị PMO các nhà nghiên cứu đã đưa ra hai giả thuyết như sau. 4 tháng trước, ông từng bị ngộ độc khí carbon monoxide khi khởi phát triệu chứng. Hơn nữa, ông từng bị chấn thương nặng ở đầu năm 43 tuổi, lúc đó ông ngã về phía sau và đập đầu vào bê tông. Theo nghiên cứu, kết quả quét MRI cho thấy ông đã bị một tổn thương bên não trái.
Vào 2021, các chuyên gia Hà Lan đã xem xét 81 trường hợp nghi bị PMO. Các nguyên nhân được đưa ra bao gồm nhồi máu não, đột quỵ xuất huyết não, biến chứng phẫu thuật, chấn thương đầu và khối u trong não. Nhưng 24% số tình nguyện viên không có bất thường về cấu trúc não. Tuy nhiên họ lại dường như phát triển chứng PMO từ bệnh động kinh, đau nửa đầu và tâm thần phân liệt.
Các chuyên gia cho rằng trong quá trình điều trị nguyên nhân cốt lõi như đột quỵ hoặc động kinh đã khiến PMO biến mất theo thời gian. Bên cạnh đó cũng có một số người hồi phục mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào.
Người mắc chứng bệnh này nhận diện gương mặt cụ thể như thế nào?
Triệu chứng này có sự khác biệt lớn nếu so người này với người khác. Họ sẽ thấy các gương mặt hiện lên kiểu như phù thũng, nhợt nhạt, kỳ quái. Những đặc điểm đặc biệt có thể dịch chuyển tới vùng khác trên gương mặt. Nhìn vào trong gương, gương mặt của bệnh nhân cũng có thể biến dạng.
Theo chuyên gia, không thể điều trị cho người mắc PMO bằng thuốc chống trầm cảm như citalopram và thuốc chống loạn thần quetiapine. Một số bệnh nhân khác thì đã điều trị bằng Axit valproic và có hiệu quả. Đây là loại thuốc điều trị bệnh động kinh, rối loạn lưỡng cực và chứng đau nửa đầu.