Nhiều ông bà, cha mẹ có thói quen lắc hoặc rung như cách dỗ dành mỗi khi trẻ khóc, sốt hoặc cáu gắt. Nhưng đây lại là hành động có tính "sát thương" nghiêm trọng với sức khỏe của bé.
Theo Tuổi trẻ, mới đây, Bệnh viện Nhi trung ương thông tin vừa tiếp nhận cấp cứu trường hợp bệnh nhi 2 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng li bì, ngừng thở, co giật, tím môi. Trước đó 3 ngày bé thường quấy khóc và được bế đung đưa, rung lắc để dỗ dành. Theo thông tin từ phía gia đình em bé cho biết bé không hề bị té ngã hay va đập, nhưng trước khi nhập viện, 3 ngày trước, do quấy khóc đêm nên được gia đình bế đung đưa để dỗ ngủ. Khi thấy trẻ có triệu chứng bú ít, kém linh hoạt, gia đình đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu.
Sau thăm khám lâm sàng và siêu âm thóp, chụp cộng hưởng từ sọ não, các bác sĩ phát hiện trẻ có tụ máu não, kèm theo phù não lan tỏa các bán cầu não hai bên, kèm xuất huyết võng mạc… Các bác sĩ đã chẩn đoán nghi do hội chứng rung lắc.
Cần hiểu như thế nào về hội chứng rung lắc ở trẻ em?
Hội chứng này thường xuất hiện ở những em bé dưới 2 tuổi. Và đặc biệt tập trung vào những trẻ sơ sinh cho đến khi trẻ được 8 tháng.
Đây là giai đoạn khối lượng đầu trẻ chiếm tỉ trọng lớn, khoảng 1⁄4 trọng lượng cơ thể, các cơ cổ còn yếu nên trẻ chưa giữ được sức nặng của đầu. Đây cũng là giai đoạn mà não bộ của trẻ chưa phát triển. Đặc điểm có xương sọ mềm, màng não mỏng, có khoảng trống giữa não và xương sọ. Chính vì thế nên khi trẻ bị rung lắc, nhất là khi gặp các động tác mạnh như bị tung hứng, quay tròn mạnh, khối não sẽ di chuyển theo quán tính và va đập vào xương sọ gây tổn thương não nặng nề. Nguy hiểm hơn, lực va chạm này sẽ đột ngột tăng lên nếu đầu trẻ bị va chạm vào bề mặt cứng.
>Hội chứng rung lắc ở trẻ em được so sánh tương đương như người lớn bị tai nạn chấn thương sọ não.
Nếu như rung lắc trẻ trong khoảng thời gian từ 5 giây có thể gây nên những nguy hiểm như:
+ Nếu trẻ ngừng thở khi bị lắc sẽ gây các tổn thương não không hồi phục khi não bị thiếu oxy
+ Vỡ xương sọ nếu có sự va chạm đầu trẻ vào các bề mặt cứng.
+ Xuất huyết võng mạc.
+ Gãy các xương như xương đòn, xương sườn, xương tứ chi.
+ Tụ máu màng cứng.
+ Tụ máu dưới nhện.
+ Chấn thương trực tiếp trên bề mặt não khi não đạp vào mặt trong bản sọ.
+ Gây đứt gãy, xé rách các nhánh tế bào thần kinh ở vỏ và cấu trúc sâu của não.
Hội chứng này xảy ra đối với nhiều trẻ em do thói quen tung hứng vô ý của người lớn nhằm tạo cảm xúc vui vẻ. Nhiều ông bà cha mẹ không hiểu rằng một khi trẻ khóc, dỗ mãi không được để tránh căng thẳng lại tìm cách dỗ trẻ bằng cách tung hứng hay rung lắc.
Hội chứng này nguy hiểm như thế nào?
Khi trẻ bị tổn thương do rung lắc sẽ có những biểu hiện hết sức nặng nề về >sức khỏe và cơ thể. Trẻ có thể bị tử vong do xuất huyết não, tăng áp lực nội sọ thứ phát sau phù não hoặc xé rách mô não. Thậm chí để lại các di chứng như bại não, liệt, xuất huyết, võng mạc, giảm thị lực điếc, mù động kinh, co giật. Trong trường hợp trẻ bị tổn thương nhẹ cũng để lại những di chứng về tinh thần và giảm khả năng học tập, nói năng không lưu loát.
Sau khi trẻ bị rung lắc, các dấu hiệu có thể xuất hiện ngay lập tức và đạt đỉnh điểm sau 4 đến 6 giờ. Các triệu chứng cơ năng ở trẻ khi bị rung lắc diễn ra như sau:
+ Trẻ bị rối loạn tri giác ở nhiều mức độ.
+ Trẻ bị kích thích, lừ đừ kèm theo vật vã.
+ Trẻ chán ăn, buồn nôn, nôn.
+ Hôn mê, co giật.
+ Trẻ bị giãn đồng tử và không đáp ứng với ánh sáng.
+ Trẻ khó chịu, hay cáu gắt.
+ Lưng trẻ cong thành hình vòng cung và nằm ở tư thế ngửa đầu ra sau.
+ Nhịp thở của trẻ chậm và bất thường.
+ Ngưng tim, tử vong.
Cần phòng tránh như thế nào?
Đây là hội chứng hoàn toàn có thể tìm hiểu và phòng tránh cho trẻ em. Việc chăm sóc trẻ là một thử thách đặc biệt đối với những cha mẹ trẻ lần đầu có con. Cần phải ghi nhớ rằng rung lắc con là điều cấm kỵ tuyệt đối, vì những hậu quả đáng sợ mà hành động này để lại.
Hãy tham khảo những cách sau để giúp ích trong việc ngăn ngừa hành vi ngược đãi trẻ:
- Hít thở sâu.
- Đi ra ngoài thư giãn khi trẻ khóc.;
- Hãy liên lạc với người thân khi cảm thấy khó khăn, Để họ có thể hỗ trợ bạn trông con.;
- Gọi điện thoại cho chuyên gia hoặc bác sĩ nhi để nhờ sự trợ giúp hoặc tư vấn.;
- Đừng để trẻ ở chung nhà với những người bạn cảm thấy không an toàn.
- Luôn kiểm tra kỹ nướng biểu hiện và sức khỏe của bé.