Đây là một kiểu teo ruột rất hiếm gặp và khó điều trị: đoạn ruột phía trên giãn to, đường kính lớn hơn 4 lần so với đoạn ruột phía dưới.
Theo Bệnh viện >trẻ em Hải Phòng, ngày 15/11/2023 vừa qua Bệnh viện trẻ em Hải Phòng đã tiếp nhận một trường hợp chuyển viện cấp cứu từ bệnh viện tuyến dưới, đó là một bé trai – con sản phụ N.T.Đ.T 30 giờ tuổi, nặng 3700gr.
Bệnh nhi được chuyển đến trong tình trạng nôn nhiều dịch xanh, bụng chướng, chưa đại tiện phân su, thăm hậu môn chỉ thấy kết thể màu trắng. Nhận định đây là những triệu chứng của tắc ruột sơ sinh, song song công tác khẩn trương hồi sức tích cực BN đã được chỉ định chụp CT bụng có thuốc cản quang để chẩn đoán. Kết quả chụp CT bụng có hình ảnh tắc ruột. Sau khi xác định chính xác đây là bệnh lý tắc ruột sơ sinh, BN đã được các bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp – Bệnh viện trẻ em Hải Phòng chỉ định phẫu thuật cấp cứu khi chưa đầy 2 ngày tuổi.
Trong quá trình phẫu thuật, Bác sĩ nhận thấy rằng BN bị >teo ruột non gián đoạn tại 2 vị trí khác nhau (đây chính là nguyên nhân gây tắc ruột cho BN), theo phân loại thuộc Type IV – một kiểu teo ruột rất hiếm gặp và khó điều trị: đoạn ruột phía trên giãn to, đường kính lớn hơn 4 lần so với đoạn ruột phía dưới. Ca phẫu thuật đã diễn ra thành công sau gần 2 tiếng, BN đã được cắt bỏ đoạn ruột teo làm sinh thiết và nối ruột với tổng cộng 2 miệng nối. Sau 5 ngày phẫu thuật, BN đã ăn sữa và tự đi ngoài được, bụng không chướng, dự kiến sẽ được xuất viện trong vài ngày tới.
Bệnh viện Nhi Trung Ương cũng đã điều trị một ca hiếm gặp về trường hợp sinh non khi mới được 32 tuần tuổi, chỉ nặng 1,9kg bị teo ruột tới 9 chỗ kết hợp dị tật ruột quay bất thường. Bé đã thoát khỏi cửa ải tử thần nhờ được các bác sĩ phẫu thuật cấp cứu khi mới 2 ngày tuổi. Cháu bé cũng là >bệnh nhi đầu tiên ở Việt Nam mắc bệnh lý này ở mức độ rất nặng được cứu sống.
Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ nhận thấy ngoài bị teo tá tràng gián đoạn, cháu bé còn bị teo ruột tại 8 vị trí, rải rác khắp chiều dài ruột non và còn mắc cả dị tật ruột quay bất thường. Bệnh nhi đã được các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật chữa dị tật ruột quay , cắt các chỗ ruột teo và nối ruột với tổng số 7 miệng nối. Ngày thứ 15 sau mổ, cháu bé được phẫu thuật lần 2 dẫn lưu áp xe ổ bụng, kiểm tra không thấy rò miệng nối.
Sau thời gian được các bác sĩ điều trị tích cực tại khoa Hồi sức ngoại, sức khỏe của bé dần hồi phục: không còn nhiễm trùng, bé có thể ăn bằng đường miệng và đại tiện. Ngày 31/07, sức khỏe tiến triển khả quan, bé Bình được ra viện. Đến nay, theo dõi qua gần 3 tháng sau phẫu thuật, sức khỏe của bé đã ổn định: cháu ăn tốt, tăng cân và không còn triệu chứng tắc ruột.
Điều trị teo ruột là bằng phẫu thuật nối lại ruột là một trong những kỹ thuật khó nhất trong lĩnh vực ngoại nhi vì nguy cơ biến chứng liên quan đến miệng nối trong teo ruột rất cao.
Ở những trẻ bị teo ruột nhiều đoạn (hay gặp nhất thường chỉ 2-3 chỗ), phải thực hiện nhiều miệng nối thì phẫu thuật càng khó khăn và tiên lượng càng nặng. Y văn thế giới ghi nhận vài báo cáo về ca bệnh với phẫu thuật 5 miệng nối thành công, chỉ có 1 báo cáo 9 miệng nối.