Bệnh nhân nam, 12 tuổi, địa chỉ tại Phúc Thọ, khởi phát bệnh ngày 31/5/2024 với triệu chứng sốt cao, đau đầu, đến ngày 1/6 xuất hiện cứng gáy, đi lại loạng choạng.
Theo thông tin từ báo Sức khỏe >đời sống, Sở Y tế Hà Nội cho biết, tuần qua thành phố ghi nhận ca mắc viêm não Nhật Bản đầu tiên trong năm nay.
Đây là bệnh nhân nam, 12 tuổi, địa chỉ tại Phúc Thọ, khởi phát bệnh ngày 31/5/2024 với triệu chứng sốt cao, đau đầu, đến ngày 1/6 xuất hiện cứng gáy, đi lại loạng choạng. Ngày 2/6, bệnh nhi được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương, xét nghiệm Mac-Elisa dịch não tủy cho kết quả dương tính với vi rút viêm não Nhật Bản.
Bệnh nhi tiền sử đã tiêm 4 mũi vaccine> phòng bệnh viêm não Nhật Bản (mũi cuối ngày 15/6/2019)
Theo thông tin từ Hà Nội Mới, để chủ động phòng, chống bệnh viêm não Nhật Bản, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo, người dân cần thực hiện tiêm chủng với 3 liều cơ bản, gồm: Mũi 1 tiêm càng sớm càng tốt ngay sau 1 tuổi; mũi 2 sau mũi 1 từ 1-2 tuần; mũi 3 sau mũi 2 là 1 năm. Sau đó, cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
Bên cạnh đó, xây dựng chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy và tiêu diệt muỗi. Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để muỗi không có nơi trú đậu. Mặt khác, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc, đề phòng muỗi đốt và khi ngủ phải mắc màn, đồng thời thường xuyên sử dụng các biện pháp thông thường để xua, diệt muỗi.
Đặc biệt, khi trẻ có các triệu chứng sốt, ngủ nhiều, li bì, đau đầu, nôn khan, phụ huynh cần nghĩ ngay đến nguy cơ mắc viêm não và đưa trẻ đến khám tại cơ sở> y tế.