Nuốt vướng, khó thở ở cổ họng là dấu hiệu thường gặp, thế nhưng tình trạng này kéo dài thì lại là cảnh báo bệnh lý nguy hiểm không được chủ quan.
Theo thông tin từ Zingnews, bệnh nhân N.T.H. (65 tuổi, trú tại Văn Lâm, Hưng Yên) có tiền sử bị bướu giáp 15 năm nay, không có triệu chứng. Tuy nhiên, khoảng một tháng nay, người này có biểu hiện bị chèn ép, >nuốt vướng nhẹ, khó thở tăng khi nằm ngửa.
Ngay lập tức, bệnh nhân đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) kiểm tra và được phát hiện bướu giáp khổng lồ. Kết quả chụp cộng hưởng từ cho thấy bướu giáp rất to, kích thước thùy phải là 10x6 cm, thùy trái 12x7 cm, đè ép các tổ chức xung quanh và khí quản.
Sau đó, Bác sĩ Nguyễn Hồng Hải, Trần Thị Nhinh, khoa Ngoại lồng ngực chỉ định phẫu thuật. Trong quá này, các bác sĩ tiên lượng khó khăn do bướu giáp to, gây biến dạng vùng cổ, biến đổi cấu trúc giải phẫu, đè ép khí quản, có thể làm nhuyễn cơ quan này, gây suy hô hấp cấp. Dù vậy, sau 2 giờ, ca mổ đã thành công, bệnh nhân không gặp biến chứng chảy máu, khàn tiếng hay tê tay.
Theo đó, TS.BS Ngô Vi Hải, Chủ nhiệm khoa Ngoại lồng ngực, cho biết đây là trường hợp đặc biệt, bướu tuyến giáp phát triển ngày càng to dần, gây biến dạng vùng cổ. Khối quá lớn làm ảnh hưởng các cấu trúc giải phẫu kế cận và tình trạng tăng sinh mạch máu, tăng nguy cơ chảy máu trong phẫu thuật.
Qua đó, các bác sĩ cảnh báo: Nếu phát hiện bướu giáp, bệnh nhân cần được khám chuyên khoa, đánh giá tình trạng bệnh. Tránh để bướu quá to, chèn ép khí quản gây các biến chứng nặng nề hoặc khó khăn cho phẫu thuật.
Trước đó, theo nguồn tin từ báo Dân trí, ngày 16/5, các bác sĩ tại Bệnh viện Trưng Vương (TPHCM) phẫu thuật cứu bệnh nhân T.T.P. (68 tuổi, ngụ TPHCM) mang khối u cực lớn ở não vùng thái dương bên phải. Trong quá trình chuẩn bị, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có bệnh lý mạch vành, nên phải được hội chẩn thêm bởi các bác sĩ tim mạch. Một khó khăn khác là việc khối u có quá nhiều mạch máu nuôi. Sau khi hội ý với bác sĩ can thiệp nội mạch (DSA), việc tắc mạch nuôi u để hạn chế máu chảy khi phẫu thuật đã được tiến hành.
Ban đầu, bệnh nhân chỉ đau đầu, mệt mỏi, được bác sĩ cho thuốc uống bớt đau và khỏe lại. Nhưng đến lần này, bệnh nhân không chỉ đau đầu, mệt mà còn yếu nửa người bên trái, lừ đừ, tiếp xúc kém.
Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất thường ở độ tuổi 45. U màng não ở trẻ nhỏ và thiếu niên chiếm khoảng 1,5% các trường hợp (thường từ 10-20 tuổi).
U màng não lành tính thường có tốc độ phát triển chậm, kéo dài trong nhiều năm. Chính vì thế khi có triệu chứng đau đầu kéo dài, người bệnh nên đi khám ở những bệnh viện có khả năng chẩn đoán được các khối u não.