Dịch COVID-19 mới nhất ngày 18/5: Có 1.927 ca COVID-19 mới, 67 bệnh nhân thở oxy.

My My (t/h) 17:36 18/05/2023

Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 18/5 của Bộ Y tế cho biết có 1.927 ca mắc COVID-19 mới, giảm nhẹ so với ngày trước đó. Hôm nay có 469 bệnh nhân khỏi, hiện còn 67 ca đang thở oxy.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.598.589 ca nhiễm, đứng thứ 13/231 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 120/231 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 117.212 ca nhiễm).

Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam thời gian qua.

Tình hình điều trị COVID-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 469 ca

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 10.634.173 ca

2. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 67 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 60 ca

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 3 ca

- Thở máy không xâm lấn: 2 ca

- Thở máy xâm lấn: 2 ca

- ECMO: 0 ca

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Trong ngày ghi nhận 0 ca tử vong.

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 0 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.201 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

- Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/231 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 141/231 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/50 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 29/50 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Tình hình tiêm vaccine COVID-19

Trong ngày 17/5 có 1.827 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 266.343.456 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 223.696.330 liều: Mũi 1 là 70.908.868 liều; Mũi 2 là 68.453.313 liều; Mũi bổ sung là 14.343.935 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 52.124.096 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 17.866.118 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.965.543 liều: Mũi 1 là 9.130.889 liều; Mũi 2 là 9.021.366 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 5.813.288 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 18.681.583 liều: Mũi 1 là 10.221.869 liều; Mũi 2 là 8.459.714 liều.

 Nhân viên y tế tiêm vaccine Covid-19 cho người dân. Ảnh: Internet

hiện nay tình trạng thích ứng với Covid-19 đã tốt hơn, mức độ nghiêm trọng lây truyền của dịch bệnh đã giảm, tương tự số ca nhập viện, ca nặng cũng giảm và Covid-19 đã không còn là sự kiện khẩn cấp.

Tuy nhiên, đại diện WHO tại Việt Nam một lần nữa khẳng định, WHO tuyên bố Covid-19 không còn là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại toàn cầu nhưng không có nghĩa là Covid-19 không còn là mối đe dọa hay Covid-19 ít nguy hiểm hơn.

"Tôi luôn mang theo khẩu trang, điều này có nghĩa là Covid-19 không biến mất mà luôn hiện hữu bên cạnh chúng ta. WHO tuyên bố chấm dứt tình trạng y tế công cộng khẩn cấp toàn cầu nhưng không có nghĩa là đại dịch Covid-19 chấm dứt" - Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam nhấn mạnh.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc nếu chuyển bệnh Covid-19 từ nhóm A sang nhóm B thì liệu có nên coi Covid-19 như bệnh cúm mùa? Trưởng đại diện WHO đưa ra 2 luận điểm: Thứ nhất, có điểm tương đồng giữa Covid-19 và cúm mùa. Thứ hai, tuy vậy, Covid-19 không bùng phát theo mùa. Covid-19 đã xuất hiện ở các nước, nhiều khu vực khác nhau. Do đó, Covid-19 vẫn là căn bệnh vô cùng mới.TS Angela Pratt nhấn mạnh, đây không phải là lúc chúng ta nghỉ ngơi, số ca mắc vẫn tăng, vẫn có ca bệnh cần chăm sóc đặc biệt và vẫn có tử vong. Vì thế, dù miễn dịch trong cộng đồng do mắc phải và tiêm vaccine cao nhưng chúng ta vẫn phải cảnh giác và có biện pháp thích hợp.

Theo GS.TS Phan Trọng Lân, Bộ Y tế đang xây dựng kế hoạch ứng phó với Covid-19 trong tình hình mới nhằm quản lý bền vững dịch bệnh. Kế hoạch này gồm các nội dung vừa củng cố vừa tăng cường, lồng ghép giám sát có trọng điểm và thường xuyên.

Biện pháp phòng, chống dịch bệnh hiện nay vẫn là tiếp tục thực hiện 2K + vaccine cùng với thuốc điều trị, ý thức người dân. Mục đích là hạn chế lây lan, giảm bệnh nhân nặng nhập viện.

 

My My (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe