Nhiễm COVID-19 đều gây nên tình trạng viêm phổi, căn bệnh này chính là nguyên nhân khiến nhiều người tử vong.
Bằng cách áp dụng học máy vào dữ liệu hồ sơ y tế, các nhà khoa học tại Trường Y khoa Feinberg thuộc Đại học Northwestern (Mỹ) đã phát hiện, bệnh >viêm phổi thứ phát do vi khuẩn không khỏi là nguyên nhân chính gây tử vong ở người mắc Covid-19. Tình trạng này thậm chí có thể gây tử vong nhiều hơn do nhiễm virus.
Các nhà khoa học cũng tìm thấy bằng chứng cho thấy, Covid-19 không gây ra “cơn bão cytokine” thường được cho là nguyên nhân gây tử vong. Nghiên cứu gần đây đã được công bố trên Tạp chí Điều tra lâm sàng.
Các nhà nghiên cứu cho biết gần một nửa số bệnh nhân mắc Covid-19 phát triển bệnh viêm phổi do vi khuẩn thứ cấp liên quan đến máy thở. Ông Singer cho biết: “Những người được chữa khỏi bệnh viêm phổi thứ phát có khả năng sống sót. Trong khi đó, những người bị viêm phổi không khỏi có nhiều khả năng tử vong hơn. Dữ liệu của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ tử vong liên quan đến virus là tương đối thấp. Song, những tình trạng khác xảy ra trong thời gian hồi sức cấp cứu, như viêm phổi thứ cấp do vi khuẩn, đã gây ra điều đó”.
Theo Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, năm 1984, Việt Nam đã triển khai chương trình phòng chống viêm phổi ở trẻ em, trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới và đầu tiên khu vực châu Á thực hiện chương trình này. Tuy nhiên, thực trạng mắc bệnh viêm phổi ở nước ta vẫn còn ở mức báo động.
Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam có khoảng 2,9 triệu trẻ em mắc bệnh viêm phổi hàng năm, tỷ lệ trẻ em mắc viêm phổi đứng thứ 9 trên thế giới. Mỗi năm có 4.000 trẻ em tử vong vì viêm phổi, khoảng 12% trường hợp gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Có thể thấy, mặc dù WHO và UNICEF đã cảnh báo qua bài viết các dấu hiệu của bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ như “sát thủ” đối với trẻ em, nhưng hầu như các bậc phụ huynh đã “lãng quên”, chưa nhận thức đầy đủ và đúng đắn về mức độ nguy hiểm của căn bệnh này.
Thống kê thực trạng bệnh viêm phổi thế giới cho thấy, cứ mỗi phút có 2 trẻ em tử vong do viêm phổi; 80% số ca tử vong là ở trẻ em dưới 2 tuổi và người trên 65 tuổi; phần lớn các ca tử vong xảy ra ở những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Hay thực trạng mắc bệnh lao trên thế giới cũng ở mức báo động: mỗi năm thế giới có 10 triệu ca mắc mới và 1,5 triệu ca tử vong do lao; số ca tử vong nhiều nhất thuộc nhóm trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trong độ tuổi 20-35; trên 95% các ca tử vong xảy ra ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Có nghĩa là, người dân thuộc các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp đang phải vật lộn “để thở” vì những căn bệnh nhiễm khuẩn hô hấp nguy hiểm này.
Các triệu chứng của nhiễm khuẩn hô hấp thường gặp gồm:
Ho dai dẳng, có thể ho ra máu;
Hụt hơi, nghe có tiếng thở rít, thở khò khè;
Có đờm xanh;
Khó thở, đặc biệt khó thở kịch phát về đêm;
Sốt, mệt mỏi và sụt cân mà không rõ lý do.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 hay virus Corona, để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và các biến chứng nguy hiểm, WHO khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
Thực hiện đeo khẩu trang đầy đủ, ngăn ngừa lây lan bệnh cho bản thân cũng như bảo vệ những người xung quanh;
Rửa tay đúng cách, thường xuyên và triệt để;
Giữ khoảng cách an toàn giữa người với người, tối thiểu là 2m;
Tránh tụ tập đông người vì dễ lây lan mầm bệnh;
Tránh để tay chạm vào mắt, mũi và miệng khi chưa rửa tay trước đó;
Che kín mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi;
Tự giác thực hiện cách ly tại nhà ngay khi có các triệu chứng bệnh.
Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp giúp giảm biến chứng nặng nề của bệnh, giảm nguy cơ tử vong, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.