Thiếu nữ liên tục co giật khi nghe nhạc bên tai, tình trạng kích động và nói nhảm, sau thời gian điều trị tâm thần không có dấu hiệu khả quan.

Lam Lam (t/h) 15:14 30/12/2022

 

Theo VnExpress, ngày 29/12, các bác sĩ Bệnh viện Nhân dân Gia Định, cho biết trước đó bệnh viện tiếp nhận một bệnh nhân có các triệu chứng rối loạn tâm thần như ảo thanh (nghe tiếng nhạc bên tai), nói nhảm, kích động. Dù được điều trị, triệu chứng của người bệnh không cải thiện, tiếp tục xuất hiện các cơn >co giật, phải nhập Khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Nhân dân Gia Định.

Thiếu nữ 16 tuổi nhập viện trong tình trạng co giật, tai liên tục nghe tiếng nhạc. Ảnh: Dân Trí

Qua thăm khám, xét nghiệm, chụp chiếu, ê kíp chẩn đoán cô gái mắc >viêm não tự miễn do kháng thể kháng neuron thần kinh.

Sau hai tuần điều trị với 10 chu kỳ thay huyết tương tại Khoa Hồi sức Tích cực Chống độc, hiện bệnh nhân đã tỉnh táo, hỏi trả lời đúng tên, nói chuyện trực tiếp được với người thân qua điện thoại, có thể xuất viện trong vài ngày tới.

Cũng theo ThS.BS Võ Văn Tân, Trưởng khoa Nội Thần kinh chia sẻ trên Báo Dân Trí, viêm não tự miễn do kháng thể kháng thụ thể NMDA là bệnh lý tự miễn, trong đó cơ thể sản sinh ra các kháng thể có hoạt động chống lại thụ thể của não.

Viêm não tự miễn được chẩn đoán dựa vào các triệu chứng lâm sàng thường gặp, bao gồm thay đổi tính cách, rối loạn tâm thần, loạn động, co giật, rối loạn thần kinh thực vật kết hợp xét nghiệm dịch não tủy, tìm kháng thể kháng thụ thể NMDA, tầm soát u quái buồng trứng đối với nữ hoặc u tế bào mầm tinh hoàn đối với nam. Hầu hết bệnh nhân có rất nhiều các triệu chứng, được ghi nhận thay đổi theo từng trường hợp và lứa tuổi.

Có 6 nhóm triệu chứng chính của bệnh, bao gồm rối loạn hành vi hoặc chức năng nhận thức, rối loạn lời nói, loạn động lời nói hoặc thân mình, co giật, rối loạn thần kinh thực vật.

Các bệnh nhân viêm não tự miễn nặng cần hồi sức tích cực kết hợp với thuốc ức chế miễn dịch và globulin miễn dịch, thay huyết tương. Nếu không được chẩn đoán và điều trị thích hợp, bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Khi được can thiệp sớm, có 75% bệnh nhân sẽ hồi phục hoàn toàn, 25% bệnh nhân sẽ để lại di chứng nặng nề hoặc tử vong.

Bác sĩ Tân khuyến cáo, tình trạng viêm não tự miễn rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về tâm thần, nếu không được chẩn đoán chính xác và có phác đồ phù hợp. Chính vì, khi thấy có những triệu chứng nêu trên, bệnh nhân cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Bác sĩ Võ Văn Tân, Trưởng Khoa Nội Thần kinh, cho biết viêm não tự miễn do kháng thể kháng neuron thần kinh là >bệnh hiếm, thường gặp ở người trẻ, nữ nhiều hơn nam.

Bệnh có 6 nhóm triệu chứng chính, gồm: Thứ nhất là rối loạn hành vi hoặc chức năng nhận thức như lo âu, mất ngủ, ảo tưởng, hoang tưởng, hung hãn, cáu gắt. Thứ hai là rối loạn lời nói. Thứ ba là loạn động như nhai miệng, cắn lưỡi, lưỡi đưa qua lại liên tục trong miệng hoặc gồng cứng cơ toàn thân, múa vờn tay chân, đi loạng choạng...

Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể gặp nhóm triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật gồm sốt cao, nhịp tim thay đổi nhanh chậm từng lúc, huyết áp cao, giảm thông khí dù không hôn mê; co giật và giảm ý thức.

bỗng liên tục nghe tiếng nhạc bên tai, xuất hiện tình trạng nói nhảm, co giật và kích động, phải điều trị tâm thần nhưng tình trạng không cải thiện.

Tình trạng viêm não tự miễn rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về tâm thần, nếu không được chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị phù hợp.

 

Lam Lam (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe