Đây được cho là trường hợp hiếm hoi nhưng các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân nên thận trọng.
Theo Newsweek đưa tin, cô gái 23 tuổi đã chết sau hai ngày >nhổ răng khôn, được cho là trường hợp hiếm hoi. Vụ việc đang được các điều tra, làm rõ.
Trước đó, cô trải qua ca phẫu thuật nhổ răng khôn. Hai ngày sau, cô quay lại phòng khám vì tình trạng đau nhức dữ dội ở vị trí nhổ răng. Đến 13/5, cơn đau vẫn còn dữ dội nên phải đến bệnh viện thành phố cấp cứu. Tại đây, cô được chẩn đoán nhiễm trùng cấp tính và áp xe ở vị trí nhổ răng. Vì không được điều trị, ổ nhiễm trùng lan sang các vùng khác, gây biến chứng nghiêm trọng dẫn đến tử vong.
Thực tế, nhiễm trùng răng hoặc nhiễm trùng sau nhổ răng không hiếm. Trong quá trình nhổ răng, vi khuẩn gây hại có nhiều cơ hội xâm nhập vào máu và gây nhiễm trùng. Tuy nhiên, nhờ thuốc kháng sinh và vệ sinh răng miệng được cải thiện, nguy cơ tử vong do nhiễm trùng răng hiện cực kỳ hiếm.
Theo Aboluowang trước đó từng xảy ra vụ việc một chàng trai ở Trung Quốc tử vong sau khi nhổ răng khôn. Cụ thể, chàng trai này sau khi nhổ răng, 10 ngày sau đó vẫn thấy có máu chảy trong răng. Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất ổn, anh nhập viện và được bác sĩ chẩn đoán là bị máu nhiễm khuẩn khi nhổ răng khôn nhưng lại không qua khỏi.
Ngày 30/9, nhà điều tra bang Kamala Ponnampalam cũng công bố nguyên nhân cái chết của cô Toh Yi Lin là một sự cố y khoa không may. Trước cuộc mổ, bệnh nhân được bác sĩ Diana Chan Xin Hui kiểm tra về tiền sử bệnh và dị ứng thuốc, mọi câu trả lời và các xét nghiệm đều bình thường. Tuy nhiên, khi thực hiện, SpO2 trong máu giảm nghiêm trọng, bệnh nhân được thở oxy để cải thiện nhưng tình trạng không tiến triển. Cô sốt 42 độ C, hôn mê, phải chườm đá và truyền paracetamol tĩnh mạch và chuyển sang bệnh viện lớn để cấp cứu hồi sức, nhưng không qua khỏi vào khoảng 1h30 chiều.
Một chuyên gia y tế nói rằng thông thường, nếu bệnh nhân hoặc người nhà của họ có phản ứng bất lợi trước đó (cho thấy chứng tăng thân nhiệt ác tính), thì các xét nghiệm chuyên khoa sẽ được khuyến nghị. Tuy nhiên, do bệnh hiếm gặp và chi phí cao, bệnh nhân sẽ không được làm các xét nghiệm này nếu họ hoặc bất kỳ thành viên nào khác trong gia đình không có tiền sử phản ứng bất lợi với thuốc gây mê.
Nhổ răng khôn cũng là thủ thuật có rủi ro cao hơn so với nhổ các răng thường. Một trong những biến chứng phổ biến nhất là viêm xương ổ răng, khi cục máu đông không phát triển được bên trong hốc răng. Tình trạng này xảy ra từ ba đến 5 ngày sau phẫu thuật. Viêm xương ổ răng gây nhức hoặc nhói ở nướu, hàm, có thể đau dữ dội như đau răng. Hốc răng trống bị viêm có mùi khó chịu.
Một số người sau khi nhổ răng khôn có thể bị chấn thương thần kinh hoặc chảy máu. Do là chiếc răng mọc cuối cùng trong vòm miệng nên thường không có đủ không gian để răng khôn có thể mọc bình thường nên chúng thường mọc lệch, mọc chen và xô lệch vào răng khác khiến người bệnh có cảm giác sưng, đau nhức, khó chịu.
Theo BSCKI. Vũ Thanh Tuấn, Bệnh viện Đa khoa Medlatec, phẫu thuật nhổ bỏ răng số 8 rất phổ biến và cũng hiếm khi xảy ra biến chứng do được thực hiện bằng công nghệ máy móc hiện đại. Dù vậy, vẫn còn tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ khi nhổ răng khôn, như:
- Viêm ổ răng và nhiễm trùng
- Nhiễm trùng máu
- Tổn thương dây thần kinh
Nhổ răng khôn không được tiến hành tùy ý mà cần có chỉ định của bác sĩ. Việc nhổ răng có thể tác động đến các dây thần kinh nên sẽ có cảm giác đau đớn, đặc biệt là những răng khôn mọc chìm. Do đó, sử dụng thuốc gây mê hoặc gây tê khi nhổ răng khôn là cần thiết.
Tuy nhiên khi nhổ răng khôn có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến >sức khỏe, nhất là sốc phản vệ.
Chính vì vậy, để giảm thiểu và ngăn ngừa nguy cơ gặp biến chứng sau khi nhổ bỏ răng khôn, người bệnh cần được thăm khám kỹ lưỡng trước khi tiến hành phẫu thuật. Sau khi nhổ, cần thực hiện theo chỉ định của nha sĩ về việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng.
Những đối tượng cần cẩn thận khi nhổ răng khôn
Phụ nữ đang có kinh nguyệt và đang mang thai
Răng khôn thường mọc lệch nên khi nhổ thường gây đau đớn, mệt mỏi, mất máu nhiều, vậy nên phụ nữ trong thời kỳ này khuyến cáo không nên đi nhổ răng.
2. Người mắc bệnh mãn tính
Những người đang mắc các bệnh mãn tính nghiêm trọng như suy thận, tiểu đường, bệnh cường giáp, bệnh lao, sức đề kháng của họ lúc này rất kém, dễ dẫn tới tình trạng bệnh thêm nặng.
3. Người bị tăng huyết áp
Những người bị huyết áp cao có nguy cơ bị tai biến mạch máu não cao khi nhổ răng khôn.
4. Người mắc bệnh gan và thận
Do chức năng gan và thận ở những người này đang kém, việc chảy máu khi nhổ răng sẽ khiến mức độ prothrombin và fibrinogen giảm, nó liên quan đến quá trình đông máu. Do đó, vết thương rất dễ chảy máu sau khi nhổ răng và rất khó ngừng lại.
Trên đây là một số đối tượng khuyến cáo nên cân nhắc việc nhổ răng khôn, tuy nhiên điều này còn tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể nên cần phải hỏi ý kiến của nha sĩ cẩn thận.