Việc tăng cường tiêm mũi 3 phòng Covid-19 sau khi tiêm đủ 2 mũi vaccine trước đó là điều rất cần thiết. Bởi, những biến chủng hiện nay đang có sự thay đổi nhanh chóng.
Ngày 1/12 vừa qua, Bộ Y tế đã có văn bản gửi các địa phương và đơn vị liên quan về việc >tiêm vaccine phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại. Theo đó, các đơn vị được yêu cầu lên kế hoạch và chuẩn bị điều kiện cần thiết để tiêm bổ sung, nhắc lại từ tháng 12, căn cứ vào tiến độ cung ứng vaccine.
Theo nguồn tin từ báo Lao động, các chuyên gia nhận định, 6/12 tháng là khoảng cách >tiêm vaccine mũi 3 an toàn, hiệu quả cao. Việc tiêm đúng thời gian quy định sẽ giúp Covid-19 dần trở thành bệnh cúm thông thường.
Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết: "Virus SARS-CoV-2 có thể có nhiều biến thể trong tương lai, nhằm chống lại vaccine của con người. Đơn cử như biến thể phụ của Delta là AY.4.2 lây lan nhanh và xuất hiện nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Vì vậy, nhiều quốc gia đang khẩn trương tiêm mũi thứ 3 bảo vệ người dân".
Tiêm mũi 3 triệu chứng nhẹ hơn mũi 1 và mũi 2. Tuy nhiên, các trường hợp sốc phản vệ cũng có thể xảy ra. Hiện nay, chúng ta đã có kinh nghiệm tổ chức tiêm chủng nên trường hợp tử vong rất hiếm.
"Tiêm chủng mũi 3 chúng ta vẫn cần lưu ý về chứng rối loạn đông máu xảy ra ở người lớn, hoặc viêm cơ tim ở trẻ nhỏ nên cẩn trọng vẫn là điều cần thiết", bác sĩ Nguyễn Minh tiến lưu ý thêm.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, Phó GS Đỗ Văn Dũng, trưởng khoa y tế công cộng, nguyên phó hiệu trưởng Trường ĐH Y dược TP.HCM. Việc suy giảm miễn dịch chống lại người nhiễm Covid-19 có triệu chứng (dù không tăng nguy cơ bệnh nặng hay tử vong) sẽ làm tăng nguy cơ truyền nhiễm Covid-19 trong các cơ sở y tế và cộng đồng. Vì vậy việc tiêm vaccine mũi 3 cho những người này là cần thiết.
Ngoài ra, ở người cao tuổi, người mắc bệnh nền hoặc sử dụng vắc xin có hiệu lực thấp thì do khả năng duy trì miễn dịch có thể kém hơn nên hiệu lực vaccine phòng diễn tiến nặng khi mắc Covid-19 cũng giảm theo thời gian.
Ông Dũng dẫn nghiên cứu trên người cao tuổi ở Israel trong vụ dịch vào tháng 7-2021 cho thấy người được tiêm vắc xin vào tháng 1 có nguy cơ bị bệnh nặng gấp đôi so với người được tiêm gần đây. Điều này cho thấy việc tiêm mũi 3 ở người cao tuổi sau 4 đến 6 tháng là cần thiết. Tuy nhiên, ông Dũng lưu ý việc tiêm mũi tăng cường cũng nên quan tâm đến tính "sẵn có".
"Nếu ở nhiều địa phương còn nhiều người cao tuổi chưa được tiêm mũi 2 thì nên ưu tiên phân bổ vắc xin cho những người này trước khi tiến hành tiêm mũi 3 cho người cao tuổi tại TP.HCM", ông Dũng nói.
Liên quan đến việc tiêm mũi 3 trong hoàn cảnh xuất hiện biến thể mới, tiến sĩ Phạm Quang Thái, Phó trưởng Khoa Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương trả lời với PV Zing News: "Tùy từng loại vaccine, các nhà sản xuất sẽ đưa ra số liều cơ bản của họ. Cơ sở để họ đưa ra số liều cơ bản là dựa vào các thử nghiệm lâm sàng. Theo đó, người được tiêm liều cơ bản sẽ có miễn dịch đủ để chống lại virus hoặc dự phòng các thể bệnh có triệu chứng", ông Thái giải thích.
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy sau một thời gian, miễn dịch của cơ thể với liều cơ bản bị giảm dần. Khi đó, người dân sẽ cần tiêm mũi tăng cường. Lúc này, 2 tình huống có thể xảy ra:
Tình huống thứ nhất là với một số người có miễn dịch kém dù đã được tiêm liều cơ bản. Các trường hợp này có thể mắc bệnh lý bẩm sinh liên quan hệ miễn dịch, đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, ung thư, HIV hoặc bệnh nhân ghép tạng đang dùng thuốc chống thải ghép...
"Do đáp ứng miễn dịch yếu, những người này phải được tiêm một mũi vaccine nữa so với liều cơ bản. Đây được gọi là mũi bổ sung", chuyên gia của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương nói.