Dịch COVID-19 ngày càng diễn biến phức tạp, vậy nguyên nhân nào dẫn đến việc các quốc gia châu Á trong đó có Việt Nam bị ảnh hưởng bởi làn sóng COVID-19 mới?
Theo bà Kerkhove, tiến sĩ Maria Van Kerkhove, Trưởng nhóm kỹ thuật về COVID-19 thuộc Chương trình khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho hay, các làn sóng COVID-19 mới vẫn ập đến vì hai lý do. Thứ nhất, miễn dịch cộng đồng đó vẫn suy giảm dần theo thời gian, mà các nước châu Á là ví dụ.
Thứ hai, Omicron đã sinh ra hơn 900 dòng con kể từ khi được phát hiện (cuối năm 2021), trong đó các dòng con mới đã biến đổi để có khả năng thoát miễn dịch cao, tăng khả năng lây truyền.
Ấn Độ, một trong những nơi làn sóng mới phức tạp nhất, là ví dụ hoàn hảo của sự kết hợp hai yếu tố đó: Họ trải qua làn sóng lớn sau cùng là thời Delta, đã qua rất lâu; đón nhận một làn sóng được thúc đẩy chủ yếu bởi XBB.1.16 thoát miễn dịch.
Tuy nhiên, bà Kerkhove cũng đem đến một tin vui cho châu Á: Sau nhiều tuần làn sóng mới càn quét, WHO khẳng định không có sự gia tăng tỉ lệ nhập viện và tử vong so với các làn sóng trước, cho thấy XBB.1.5, XBB.1.16, XBB.1.9... và các dòng con mới khác không tăng độc lực.
Trưởng nhóm kỹ thuật về COVID-19 của WHO tiếp tục khuyến cáo các nước thành viên tăng cường giám sát, xét nghiệm, bảo đảm những người có nguy cơ cao nhất có thể "tiếp cận theo nhu cầu" các mũi vắc-xin COVID-19 tăng cường và thuốc điều trị.
Trước đó, WHO đã công bố kế hoạch chiến lược ứng phó với COVID-19 cho giai đoạn 2023-2025, kế hoạch thứ 4 như vậy kể từ khi các trường hợp mắc bệnh đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc vào cuối năm 2019.
Chiến lược mới sẽ duy trì 2 mục tiêu của kế hoạch trước đó, được đưa ra vào năm 2022, là giảm sự lây lan của dịch bệnh và điều trị để giảm tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc bệnh và hậu quả lâu dài.
Tuy nhiên, kế hoạch mới bổ sung mục tiêu thứ 3 là "hỗ trợ các quốc gia khi họ chuyển từ ứng phó khẩn cấp sang quản lý, kiểm soát và phòng ngừa >covid-19.topic'>dịch COVID-19 một cách bền vững lâu dài hơn".
Việc công bố này diễn ra trước thềm cuộc họp của Ủy ban khẩn cấp về COVID-19 của WHO để quyết định liệu có nên duy trì mức cảnh báo tối đa đối với đại dịch COVID-19 hay không.
Trước đó, WHO cho rằng virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 vẫn tồn tại nhưng thế giới đang dần bước ra khỏi giai đoạn khẩn cấp vì đại dịch. Theo WHO, tất cả các quốc gia cần học cách ứng phó với dịch bệnh này cùng với những dịch bệnh khác.