Dù không loại trừ khả năng lây nhiễm SARS-CoV-2 qua thức ăn hoặc đồ vật tiếp xúc, nhưng hiện tại không có bằng chứng nào về việc con người bị nhiễm virus qua sử dụng thực phẩm bị ô nhiễm cũng như qua tiếp xúc với các đồ vật hoặc bề mặt có virus.
Chia sẻ trên Sức khỏe và Đời sống, TS.BS Trần Bá Thoại cho biết đường lây truyền chính của >SARS-CoV-2 là hô hấp qua các giọt bắn (droplet infection) từ người nhiễm bệnh khi họ hắt hơi, ho, nói, cười ….
Tuy nhiên, SARS-CoV-2 cũng có lây truyền qua tiếp xúc, với điều kiện virus phải đến được mũi, mắt, miệng là nơi có các thụ thể để bám vào.
Dù không loại trừ khả năng lây nhiễm SARS-CoV-2 qua thức ăn hoặc đồ vật tiếp xúc, nhưng hiện tại không có bằng chứng nào về việc con người bị nhiễm virus qua sử dụng thực phẩm bị ô nhiễm cũng như qua tiếp xúc với các đồ vật hoặc bề mặt có virus.
Muốn xâm nhập vào tế bào ký chủ, SARS-CoV-2 phải dùng các protein gai S (spike protein) bám vào hai thụ thể (receptor) ở màng tế bào là ACE2 và TMPRSS2.
Hai thụ thể ACE2 và TMPRSS2 này nằm rải rác nhiều nơi trên cơ thể con người như mũi, mắt, miệng, tim, bàng quang, tuyến tụy, thận và não… nhưng chủ yếu tập trung ở niêm mạc mũi, kết mạc mắt và niêm mạc miệng.
Vì hai thụ thể ACE2 và TMPRSS2 của SARS-CoV-2 phân bố rất nhiều ở các tế bào niêm mạc mũi, nên các nhà khoa học cho rằng SARS-CoV-2 chủ yếu sử dụng mũi làm cổng vào.
Sự tồn tại của SARS-CoV-2 trong môi trường phụ thuộc vào một số yếu tố, như nhiệt độ, độ ẩm không khí, pH bề mặt… SARS-CoV-2 không ổn định trên bề mặt khô, nó ngừng hoạt động từ vài giờ đến vài ngày.
Các thử nghiệm ở Hoa Kỳ cho thấy SARS-CoV2 có thể lây nhiễm đến 3 giờ dưới dạng khí dung, lên đến 4 giờ trên tấm đồng, 24 giờ trên bìa cứng và đến 2-3 ngày trên thép không gỉ và nhựa.
Một nghiên cứu của Úc cho thấy, SARS-CoV-2 có thể tồn tại đến 28 ngày ở 20 ° C trên các bề mặt khác nhau như thủy tinh, thép không gỉ và giấy.
Dữ liệu từ một nghiên cứu đã được công bố khác chỉ ra rằng, SARS-CoV-2 vẫn có thể lây nhiễm trên bề mặt kim loại trong vài ngày ngay cả ở nhiệt độ cao hơn (30 ° C). Tuy nhiên, làm khô bề mặt trong vòng một giờ dẫn đến giảm đáng kể khả năng lây nhiễm (giảm 100 lần).
Trong một bài báo, chưa qua quy trình đánh giá khoa học, nhóm các nhà nghiên cứu mô tả rằng trong các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, với nồng độ virus cao, SARS-CoV-2 vẫn có thể lây nhiễm trên cá, gà và thịt lợn sau 3 tuần bảo quản ở 4 ° C, -20 ° C và -80 ° C.
SARS-CoV-2 khó lây nhiễm qua nông sản vì 2 lý do:
Thứ 1: Nông dân có PCR âm tính, mới được cho phép ra đồng. Dù PCR âm tính, những người này cũng phải mang khẩu trang, áo choàng để phòng ngừa khả năng họ đang giai đoạn ủ bệnh, có mầm virus nhưng PCR còn âm tính.
Thứ 2: Nếu nông dân có mở hoặc mang khẩu trang không đúng cách thì lượng SARS-CoV-2 (nếu có) cũng không nhiều và không tồn tại lâu trên nông sản.
Trong hướng dẫn cho người tiêu dùng, WHO, CDC, FDA đều nêu rõ rằng, không có bằng chứng cho thấy con người bị mắc COVID-19 từ thực phẩm. Các cơ quan này chỉ khuyến cáo mọi người rửa tay trước khi ăn và các cơ sở kinh doanh thực phẩm cần bảo đảm các biện pháp vệ sinh.
USDA và FDA khẳng định: Sau khi xem xét hơn 100 triệu trường hợp mắc> COVID-19, không thấy có bằng chứng dịch tễ học cho thấy thực phẩm hoặc bao bì thực phẩm là nguồn lây nhiễm vi rút SARS-CoV-2 sang người.
Từ tháng 9/2020, Ủy ban quốc tế về Thông số kỹ thuật vi sinh vật đối với thực phẩm (ICMSF) cũng đã kết luận, dù có hàng tỷ gói thực phẩm đã được tiếp xúc kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, nhưng không có bằng chứng cho thấy thực phẩm, bao bì thực phẩm là nguồn lây nhiễm virus.
Như vây, lý thuyết cũng như thực tế cho thấy SARS-CoV-2 rất khó lây lan qua thực phẩm, kể cả thực phẩm bị nhiễm virus này.
Theo TS. Trần Bá Thoại, SARS-CoV-2 khó lây nhiễm qua thực phẩm và vật tiếp xúc. Tuy nhiên, để an toàn, người tiêu dùng nên tự bảo vệ mình tránh lây truyền của virus qua bề mặt và thực phẩm bằng cách tuân thủ các quy tắc vệ sinh chung.