Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, TP.HCM đã họp bàn và sẽ triển khai các chiến dịch phòng chống COVID-19 chặt chẽ trong tháng 5.

Thiên Bảo (t/h) 12:13 29/04/2023

Theo thông tin từ Báo Sức khỏe và Đời sống cho hay, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong tháng 4/2023 thành phố tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 24, Nghị quyết số 31, Nghị quyết 29 của Bộ Chính trị; Kết luận số 550-KL/TU của Thành ủy TP.HCM; đón tiếp Thường trực Chính phủ chủ trì làm việc với TP.HCM về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phát triển kinh tế - xã hội. Công tác chăm sóc >sức khỏe và y tế, giáo dục, an sinh xã hội được chú trọng triển khai. Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật trên địa bàn thành phố được tổ chức với nhiều hình thức đa dạng. Hoạt động đối ngoại được tổ chức hiệu quả. Công tác bảo đảm trật tự, an toàn xã hội được thực hiện nghiêm…

Trong tháng 5, TP.HCM quyết không bỏ sót người thuộc nhóm nguy cơ khi tiêm vaccine phòng COVID-19 - Ảnh: Internet

Chủ tịch UBND TP.HCM nêu rõ, trong tháng 5 cần tập trung các nhiệm vụ lớn, trong đó triển khai Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ trong hoạt động phòng, chống >covid-19.topic'>dịch COVID-19; tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 bảo đảm không bỏ sót người thuộc nhóm nguy cơ; tăng cường thực hiện đồng bộ, hiệu quả biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Tập trung bảo đảm công tác chăm sóc sức khỏe, giáo dục và lao động; triển khai hiệu quả giải pháp bảo đảm an sinh xã hội...

Cũng theo Báo Người Lao Động, Bộ Y tế cho biết trong tháng 4 số ca mắc COVID-19 tăng mạnh trở lại so với 3 tháng đầu năm. Đáng chú ý, ngày 28-4, số ca mắc đã tăng lên trên 3.000 ca, cao nhất trong hơn 7 tháng trở lại đây.

Sau gần 4 tháng không có ca COVID-19 tử vong, trong những ngày qua Bộ Y tế cũng công bố 2 ca COVID-19 tử vong, trong đó 1 trường hợp có bệnh nền nhưng không tiêm vắc-xin phòng COVID-19.

Số ca mắc COVID-19 tăng mạnh từ đầu tháng 4 đến nay, ghi nhận bệnh nhân tử vong. Ảnh: Internet

Cùng đó, Bệnh viện Chợ Rẫy cũng ghi nhận thêm 1 ca tử vong là nam bệnh nhân 54 tuổi (ngụ tại Bình Dương). Người đàn ông này mắc COVID-19 trên nền cơ địa có bệnh lý tim mạch, nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Dù các bác sĩ nỗ lực cứu chữa nhưng sau nhiều ngày nằm viện, bệnh nhân đã tử vong.

 

Để tăng cường công tác phòng, chống dịch trước, trong và sau dịp nghỉ lễ, không để dịch bùng phát, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai nghiêm việc thường xuyên cập nhật, đánh giá cấp độ dịch theo Nghị quyết số 128 của Chính phủ, quyết định của Bộ Y tế về hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19".

Có phương án cụ thể sẵn sàng đáp ứng với các tình huống dịch bệnh trên địa bàn trước, trong và sau thời gian nghỉ lễ; tổ chức thường trực phòng chống dịch tại tất cả các tuyến, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương chủ động công tác giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn; tăng cường giám sát tại các cửa khẩu, trong các cơ sở y tế và tại cộng đồng để phát hiện sớm và xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng.

 

Phối hợp với Bộ Y tế để chủ động phát hiện sớm các biến thể mới của virus. Bảo đảm năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Tăng cường các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh trong bệnh viện, chú trọng bảo vệ người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao (như phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi,...).

 

Các chuyên gia y tế cho biết virus SARS-CoV-2 vẫn tồn tại và khó dự báo, trong khi đó biến thể phụ của Omicron liên tục biến đổi, miễn dịch do tiêm vắc-xin COVID-19 lại giảm dần theo thời gian. Do đó, để có kỳ nghỉ lễ an toàn, người dân, du khách khi đi du lịch dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 cần chủ động thực phòng, chống COVID-19. Cụ thể:

Người dân cần tiêm vắc-xin đủ liều, đúng lịch theo khuyến cáo của ngành y tế. Những người chưa tiêm đủ mũi vắc-xin COVID-19 theo khuyến cáo của Bộ Y tế nên khẩn trương tiêm đủ. Đeo khẩu trang theo đúng hướng dẫn, thực hiện khử khuẩn thường xuyên khi đến các nơi công cộng, đông người.

Khi đi du lịch người dân, du khách, nên mang theo khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, thuốc hạ sốt, giảm ho, nước muối sinh lý, dung dịch súc họng, test nhanh COVID-19... để chủ động chăm sóc bản thân khi cần thiết. Bên cạnh đó, cập nhật thường xuyên tình hình dịch và tuân thủ các khuyến cáo phòng dịch của địa phương.

 

Thiên Bảo (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe