Bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu vì đau bụng nhiều. Kết quả cấp cứu cắt túi mật có chứa hơn 3.200 viên sỏi bên trong.

My My (t/h) 15:37 03/11/2023

Theo Báo Dân Trí, ngày 3/11, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa TP >Cần Thơ (BVĐKTPCT) cho biết, ngày 1/11, bệnh nhân P.V,C., SN 1994, quê quán huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long nhập viện cấp cứu vì đau bụng nhiều.

Qua khám lâm sàng và siêu âm, bệnh nhân được chẩn đoán viêm >túi mật cấp do nhiều >sỏi túi mật và chỉ định phẫu thuật nội soi cắt túi mật cấp cứu.

Trong mổ các bác sĩ ghi nhận túi mật viêm cấp, căng to, thành phù nế. Sau gần 1 tiếng đồng hồ ca phẫu thuật cắt túi mật nội soi thành công.

Khá hy hữu là túi mật của bệnh nhân C. chứa hơn 3.200 viên sỏi từ 1 - 5mm cùng rất nhiều sạn nhỏ li ti. Hiện tại, 2 ngày sau phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân đã ổn, ăn uống sinh hoạt gần như bình thường.

3.200 viên sỏi được lấy ra từ túi mật của bệnh nhân C. Ảnh: Dân Trí

Cũng theo Báo Thanh Niên, người nhà bệnh nhân cho biết, cách đây một năm, khi đi làm ở một tỉnh miền Trung, anh C. từng bị đau bụng dữ dội phải nhập viện cấp cứu và được chẩn đoán viêm tụy cấp do sỏi túi mật. Các bác sĩ đã giải thích bệnh nhân phải phẫu thuật nhưng do sợ mổ và ảnh hưởng sức khỏe lâu dài nên sau điều trị 10 ngày hết đau, bệnh nhân xuất viện về.

Tháng 3.2023, anh C. đi nước ngoài theo diện hợp tác lao động. Trong quá trình làm việc ở nước ngoài, anh C. thường đau bụng âm ỉ, ăn chậm tiêu, gần đây đau bụng nhiều hơn nên đi khám, phát hiện túi mật có nhiều sỏi và công ty khuyên nên về Việt Nam phẫu thuật cho đỡ tốn kém chi phí.

Bệnh nhân đã có sức khỏe ổn định. Ảnh: Thanh Niên

Chia sẻ về ca mổ trên, TS-BS La Văn Phú, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện đa khoa TP.Cần Thơ, người phẫu thuật cho bệnh nhân chia sẻ trên Báo Thanh Niên cho biết: sỏi túi mật khi đã có triệu chứng đau thì nên phẫu thuật vì để lâu có thể dẫn đến các biến chứng nhiễm trùng, viêm hoại tử hay viêm tụy cấp có thể đe dọa đến tính mạng.

Trong khi đó, đường mật gồm có đường mật chính bao gồm đường mật trong gan, ống gan chung và ống mật chủ; đường mật phụ gồm túi mật và ống túi mật. "Túi mật là đường mật phụ nên khi cần thiết có thể cắt bỏ mà gần như không ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và sức khỏe bệnh nhân.

 

My My (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe