Rệp giường hút máu đang có xu hướng lan rộng khắp châu Á trong thời gian này.
Theo Tạp chí Phụ nữ Mới dẫn nguồn từ TIME, kể từ đầu tháng 11, Hàn Quốc đã bắt đầu ghi nhận sự xuất hiện của >rệp giường lần đầu tiên kể từ năm 1960 tại nhiều khu vực như ký túc xá đại học, phòng tắm hơi công cộng. Ngay sau khi tình trạng này được báo cáo, Chính phủ Hàn Quốc đã ngay lập tức thực hiện chiến dịch diệt rệp toàn thành phố tại Seoul, Gyeonggi, Deagu,... bằng cách thành lập một lực lượng đặc nhiệm liên ngành và thực hiện các phương thức diệt rệp trong vòng 4 tuần.
Tại đây, Chính phủ thực hiện khử trùng những không gian có nguy cơ cao như nhà tắm và phương tiện giao thông công cộng. Thậm chí, không ít bản đồ tương tác để theo dõi tình hình lây nhiễm rệp trên khắp đất nước cũng được triển khai trên các trang web ở Hàn Quốc.
Không chỉ Hàn Quốc, nỗi sợ về việc lây lan> rệp hút máu cũng đang gia tăng ở Hồng Kông (Trung Quốc), khu vực tập trung đông dân và nhà ở chật hẹp. Để xoa dịu nỗi lo lắng của người dân, nhiều sân bay tại Hồng Kông đã bắt đầu phân phát tờ rơi về cách phòng chống rệp giường cho người dân và khách du lịch. Tập đoàn đường sắt tại đây cũng cho biết họ đã dọn dẹp, diệt côn trùng trên chuyến tàu Airport Express sau khi một bức ảnh trên MXH cho thấy hình ảnh rệp được bắt gặp trên tuyến tàu này.
Ở những nơi khác trong khu vực châu Á như Nhật Bản hay Singapore, sự hiện diện ngày của rệp cũng đã gây lo ngại cho nhiều người dân, đặc biệt là khi số lượng rệp ngày càng tăng và loài côn trùng này được cho là đã có khả năng kháng thuốc diệt.
Dẫn tin từ báo Pháp luật TP.HCM, rệp là loài côn trùng hút máu, thường xuất hiện ở gầm giường, tủ quần áo... Loài côn trùng này chủ yếu hoạt động vào ban đêm, vết cắn của chúng có thể dẫn đến các triệu chứng như phát ban, ngứa dữ dội hoặc dị ứng.
Rệp không lây truyền các bệnh truyền nhiễm vì chúng có khả năng phá vỡ ADN của mầm bệnh mà chúng tiếp xúc.
“Nếu bạn tưởng tượng ADN của các loại virus bệnh bại liệt, HIV hay cúm như một chiếc bình thủy tinh, khi bị rệp ăn vào, các ADN này sẽ vỡ tan” - theo ông Gail Ridge, nhà khoa học tại trạm thí nghiệm nông nghiệp bang Connecticut (Mỹ).
Sự xuất hiện của rệp gây lo ngại là vì loài côn trùng này có thể tồn tại trong khoảng 100 ngày và rất khó tiêu diệt vì chúng có tốc độ sinh sản cao.