Gia đình bé A. (ngụ TPHCM), cùng cha nhập viện những ngày đầu tháng 11 vì nhiễm sốt xuất huyết, với triệu chứng sốt cao, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi...
Theo thông tin từ Dân Trí, một tuần sau khi người mẹ vào viện, đến lượt chồng và con cũng bị >sốt xuất huyết hành hạ. Trong đó, bé gái 12 tuổi lâm vào sốc, sốt cao, tiểu cầu giảm rất thấp.
Đó là trường hợp của gia đình bé A. (ngụ TPHCM), cùng cha nhập viện những ngày đầu tháng 11 vì nhiễm sốt xuất huyết, với triệu chứng sốt cao, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi... Mới 12 tuổi nhưng bé gái nặng đến 65kg. Trước đó 1 tuần, mẹ bé cũng phải vào viện vì căn bệnh nguy hiểm trên.
Quá trình điều trị, >sức khỏe người bố ổn định, riêng bé sốt cao 39-40 độ. Đến ngày thứ 5, bé hết sốt nhưng huyết áp giảm, tiểu cầu hạ xuống dưới 10.000/micro lít máu (bình thường là 150.000-400.000/micro lít máu), chảy máu mũi không cầm được.
Qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi sốc do sốt xuất huyết nặng, huyết áp kẹt, có thể dẫn đến tuần hoàn giảm hoặc ứ trệ, thậm chí suy tim. Bệnh nhi được truyền dịch chống sốc, cầm máu, truyền thêm tiểu cầu và chăm sóc tích cực. Sau 10 ngày điều trị, sức khỏe bé ổn định và được xuất viện.
Dẫn tin từ TTXVN, theo đại diện Cục Y tế dự phòng, trong tuần vừa qua (tuần 44 của năm 2023), cả nước ghi nhận thêm 7.089 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 1 ca tử vong tại Long An. So với tuần trước, số ca mắc tăng nhẹ.
Như vậy, tích lũy từ đầu năm 2023 đến nay, cả nước đã ghi nhận tổng số 135.879 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 35 ca tử vong. So với cùng kỳ năm 2022, số mắc giảm 54,3%, số trường hợp tử vong giảm 105 ca.
Đặc biệt, tại Hà Nội vẫn đang ở giai đoạn cao điểm của dịch với số ca mắc cao, bệnh nhân mắc sốt xuất huyết vẫn có xu hướng gia tăng. Trung bình mỗi tuần, Hà Nội ghi nhận từ 2.400 - 2.700 trường hợp mắc sốt xuất huyết; số ca mắc tăng so với cùng kỳ năm 2022. Hiện Hà Nội còn khoảng 231 ổ dịch đang hoạt động.
Theo dự báo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, giai đoạn trong tháng 11 đến giữa tháng 12, Hà Nội vẫn có nguy cơ dịch bệnh xuất huyết diễn biến phức tạp. Thời điểm này, mật độ muỗi vẫn phát triển rất mạnh. Vì vậy, khi xác định có ổ dịch, các địa bàn cần phải xử lý ngay hóa chất để diệt bọ gậy và muỗi trưởng thành. Các đơn vị, địa phương không thể chủ quan, lơ là công tác phòng, chống dịch, đặc biệt là công tác xử lý diệt bọ gậy.
Theo đại diện Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), Tổ chức Y tế Thế giới đã dự báo trong năm 2023 và 2024, hiện tượng biến đổi khí hậu và hiện tượng El Nino có thể thúc đẩy muỗi sinh sản, làm gia tăng sự lây truyền bệnh sốt xuất huyết và các bệnh do muỗi truyền nhiễm.
Đặc biệt, thời gian tới đang vào cao điểm mùa mưa ở nhiều tỉnh, thành phố, nên số ca mắc sẽ vẫn tiếp tục có diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng, nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống dịch, đặc biệt là các hoạt động diệt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy.