Liên quan đến ca dương tính với Covid-19 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội), nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng ( Bộ Y tế) đã có nêu ra những phân tích cũng như nhận định chung về tình hình dịch bệnh tại thành phố trong thời gian tới.
Theo VTV. trước đó, chiều ngày 30/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật >Hà Nội có thông tin về 1 ca >dương tính với Covid-19 tại >Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Người này là P.Đ.T., nam, sinh năm 1972, địa chỉ: xóm 6, Mỹ Hòa, xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh. Bệnh nhân là người nhà vào chăm sóc người nhà điều trị tại Khoa Ung bướu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ ngày 19/9, khi vào có test kháng nguyên âm tính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh.
Theo Tổ Quốc, phân tích về ca bệnh này, PGS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng ( Bộ Y tế) cho hay vì đã xác định sống chung với Covid-19 nên có ca xuất hiện dương tính xuất hiện ở đâu đó trong thành phố là hết sức dễ hiểu. Các trường hợp nhiễm virus này có thể có triệu chứng hoặc không có triệu chứng.
Đối với trường hợp tại khoa Ung Bướu Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, có thể thấy trong suốt thời gian 10 ngày tại bệnh viện không có triệu chứng. "Do vậy chúng ta phải chấp nhận những người không có triệu chứng trong cộng đồng vẫn còn và lây lan cho người khác".
Theo chuyên gia dịch tễ, có nguy cơ lây ra các trường hợp khác là người nhà, bệnh nhân nếu có tiếp xúc gần, đặc biệt là không đeo khẩu trang. Để đánh giá nguy cơ thì sẽ phải xét nghiệm người nhà, bệnh nhân tại bệnh viện để sàng lọc.
"Có thể sẽ có thêm nhiều người dương tính tại khoa Ung Bướu hoặc trong bệnh viện, kể cả nhân viên y tế nếu không đảm bảo phòng chống dịch thì vẫn có thể lây nhiễm. Tuy nhiên, thời điểm này khi xác định sống chung, chúng ta sẽ cần phải hiểu rõ ca dương tính mới có triệu chứng hay không, trước đó đã được tiêm vắc xin hay chưa? Có nghĩa là chúng ta sẽ chỉ quan tâm tới ca phải nhập viện và giám sát quan lý ca không triệu chứng để tránh lây lan thêm" - PGS Huy Nga nói.
PGS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho hay đối với trường hợp dương tính tại Bệnh viện Việt Đức, để tìm hiểu về nguồn lây ở đâu thì cần phải có thêm thời gian để điều tra dịch tễ. Do dịch bệnh vẫn lưu hành trong cộng đồng, việc xuất hiện thêm các ổ dịch nhỏ là điều dễ hiểu (nhiều trường hợp mang virus nhưng không có triệu chứng vẫn lây bệnh cho người khác).
Về vấn đề an toàn mùa dịch, PGS Huy Nga nhận định, hiện nay, tình hình dịch vẫn phức tạp, chưa an toàn, chỉ là trong trạng thái mới. Do vậy, không có nghĩa là người dân lơ là phòng chống dịch, bỏ khẩu trang, tụ tập đông người. Người dân khi vào bệnh viện bắt buộc phải đeo khẩu trang 24/24.
Còn đới với các bệnh viện, để tránh việc phải phong tỏa đóng cửa nên hạn chế cho người nhà vào chăm sóc bệnh nhân. Thay vào đó nên thuê dịch vụ chăm sóc tại bệnh viện. Hoặc yêu cầu người nhà tới chăm sóc ngoài xét nghiệm thì cần phải có giấy xác nhận tiêm chủng
Để sống chung an toàn trong tình trạng mới, người dân vẫn cần 5K, khẩu trang - cách đơn giản nhưng phát huy hiệu quả rất cao. Bên cạnh đó, khi tới những nơi có người lạ, cần tránh tiếp xúc.
PGS Huy Nga cũng cho biết thêm, dịch tại Hà Nội rất khó có thể bùng phát như tại TP HCM vì tỷ lệ tiêm của thành phố tương đối cao. Việc có thêm các ca bệnh cộng đồng là điều đã được dự báo trước khi mở cửa sống chung với dịch. Tuy nhiên, thành phố sẽ không thể đóng cửa mãi và khi mở cửa thì sẽ phải chấp nhận có ca bệnh và rủi ro.
Trong tình hình mới, thành phố đã chấp nhận mở cửa để sống chung với dịch bệnh. Để dịch bệnh không bùng phát trở lại, người dân cần phải tuân thủ đúng theo các nguyên tắc phòng chống dịch của Bộ Y tế (5K).