Bị ảnh hưởng bởi thẩm mỹ bất thường trên mạng, thiếu nữ 16 tuổi đã tìm mọi cách để giảm cân mặc dù cân nặng chỉ 49kg, cao 1m63.
Theo thông tin từ Gia đình và Xã hội, do bị ảnh hưởng bởi thẩm mỹ bất thường trên mạng, thiếu nữ Từ, mới 16 tuổi (ở Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc) đã tìm mọi cách để> giảm cân mặc dù cân nặng chỉ 49kg, cao 1m63.
Cô Từ chia sẻ, trước đây cô không hề cảm thấy béo, thế nhưng sau khi bị người khác chê rằng béo lên, cô quyết định giảm cân. "Tôi bị ảnh hưởng bởi quan điểm thẩm mỹ bất thường trên Internet", cô Từ thừa nhận.
Từ cho biết, ban đầu cô không kiểm soát chế độ ăn uống quá nhiều và có thể giảm khoảng 2 kg trong một tuần. Đến khi giảm xuống còn 44kg, kinh nguyệt của cô cũng không thấy nữa. Song, vẫn chưa thấy đủ, Từ ngừng ăn thịt và cân nặng giảm xuống chỉ còn 40kg.
Đi kèm với việc giảm cân, cơ thể cô gái suy nhược cùng cực. Cơ thể cô bắt đầu xuất hiện cảm giác sợ ăn, rụng tóc, mất ngủ, thức dậy sớm và không thể đi lại được do quá mệt mỏi.
Đến bệnh viện khám, cô được bác sĩ cho biết đã mắc chứng biếng ăn. Hiện tại, Từ chỉ nặng khoảng 35 kg, buộc phải nghỉ học để hồi phục >sức khỏe tại nhà.
Thông qua câu chuyện của mình, cô mong mọi người không bị ám ảnh bởi những tiêu chuẩn hình thể bất thường trên mạng xã hội, hãy tự tin hơn và giữ lấy sức khỏe của mình.
Dẫn tin từ Sức khoẻ Đời sống, ThS.BS. Vũ Sơn Tùng - Phó trưởng phòng Điều trị rối loạn tâm thần cảm xúc, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, có 2 loại chán ăn tâm thần.
- Một là hạn chế ăn uống: Người bệnh hạn chế lượng thức ăn nạp vào bằng cách ăn càng ít càng tốt.
- Hai là ăn và đào thải: Người bệnh ăn thức ăn nhưng sau đó bị nôn hoặc sử dụng thuốc nhuận tràng để tống thức ăn ra ngoài.
Thống kê tại Mỹ cho thấy, tỷ lệ mắc chứng chán ăn tâm thần suốt đời chiếm khoảng 0,6% ở dân số trưởng thành. Tỷ lệ mắc ở nữ giới gấp 3 lần nam giới. Căn bệnh này thường bắt đầu ở tuổi vị thành niên, thường là khi bắt đầu dậy thì và hình dạng cơ thể thay đổi. 85% bệnh nhân ở trong độ tuổi từ 13 đến 18. Tuổi khởi phát rối loạn trung bình là 18. Tuy nhiên, tỷ lệ người mắc bệnh khi dưới 15 tuổi ngày càng tăng.
Lý giải về nguyên nhân khiến chứng >chán ăn tâm thần thường khởi phát ở tuổi dậy thì, BS. Vũ Sơn Tùng cho ràng, ở độ tuổi này, các cháu thường so sánh với cơ thể của bạn bè và đôi khi nhận thức tiêu cực về cơ thể của mình. Từ đó, bọn trẻ quyết định ăn kiêng, điều này làm tăng nguy cơ phát triển rối loạn ăn uống.
Thêm vào đó, sự phổ biến của >phim ảnh và tạp chí dẫn đến việc truyền bá chuẩn mực vẻ đẹp hình thể là mảnh mai, thon gọn khiến nó trở thành trào lưu của không ít bạn trẻ.
Theo BS. Tùng, người mắc chứng chán ăn tâm thần thường kèm theo các dấu hiệu về thể chất như:
- Giảm cân quá mức; ngoại hình mỏng manh, thon gọn quá mức;
- Mệt mỏi; mất ngủ; chóng mặt hoặc ngất xỉu;
- Móng tay đổi màu xanh; tóc mỏng, dễ gãy hoặc rụng; lông tơ mềm phủ khắp cơ thể;
- Mất kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt;
- Táo bón và đau bụng; da khô hoặc hơi vàng; không chịu được lạnh;
- Nhịp tim tăng hoặc giảm bất thường; huyết áp thấp; mất nước;
- Sưng cánh tay hoặc chân; răng bị mài mòn…
Ở mức nghiêm trọng nhất, chán ăn tâm thần còn có thể gây tử vong đột ngột do rối loạn nhịp tim, mất cân bằng điện giải trong cơ thể…
Ngoài các biến chứng về thể chất, theo BS. Vũ Sơn Tùng, những người mắc chứng chán ăn thường mắc các rối loạn sức khỏe tâm thần khác, bao gồm:
- Trầm cảm, lo âu và các rối loạn cảm xúc khác, rối loạn giấc ngủ;
- Rối loạn nhân cách; rối loạn ám ảnh cưỡng chế;
- Lạm dụng rượu và chất gây nghiện;
- Hành vi tự hủy hoại, ý tưởng và hành vi tự sát…